Cho tôi 01 từ khóa nào...

Linhanh's Liveshow

           - * - * - * - - * - * - * -

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

Lễ Hằng Thuận


Nghi thức tổ chức lễ Hằng Thuận

Đăng lúc: Thứ sáu - 12/10/2012 16:52 - Người đăng bài viết: Nguyên Tuệ
(PGAL) - Lễ Hằng Thuận còn gọi là tổ chức Đám cưới tại chùa, không còn xa lạ gì với đông đảo các bạn trẻ khắp nơi. Buổi lễ được thực hiện theo nghi thức Phật giáo, dưới dự chứng minh của chư Tôn đức.
Lễ Hằng thuận
Lễ Hằng thuận
Hình ảnh đẹp và sâu sắc nhất của đôi Tân lang - Tân nương chấp tay quỳ trước chánh điện, đảnh lễ Đức Phật và lắng nghe lời dạy của quý thầy, thế nào là ý nghĩa trách nhiệm của đời sống hôn nhân gia đình, giữa vợ đối với chồng, chồng đối với vợ, rồi cùng nhau phát nguyện sống trọn đời thuỷ chung. Cũng thế để tổ chức một buổi lễ trang nghiêm và ý nghĩa thì không thể thiếu đi nghi thức và chương trình.

Trên tinh thần đó chúng tôi xin giới thiệu đến quý bạn đọc nghi thức và chương trình tổ chức Lễ Hằng Thuận của tác giả Nhuận Minh Lê Đình Xuất, hầu mong có thể giúp cho các tự viện, tịnh thất.... tham khảo tổ chức một buổi lễ có ý nghĩa và thiết thực hơn.

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

Học cách tha thứ


Hãy mở lòng khoan dung và từ bi, ai cũng có lúc phải sai lầm, tha thứ được thì nên tha thứ, để mở cho ai đó 1 lối thoát trong tâm hồn...và bản thân mình cũng cảm thấy nhẹ nhàng hơn...

Thầy giáo yêu cầu mỗi chúng tôi mang một túi nilông sạch và một bao tải khoai tây đến lớp. Sau đó, thầy bảo cứ hễ chúng tôi không tha thứ lỗi lầm cho người nào đó thì hãy chọn ra một củ khoai tây viết tên người đó và ngày tháng lên rồi bỏ nó vào túi nilông. Sau vài ngày, có nhiều túi trở nên vô cùng nặng. Sau đó, thầy lại yêu cầu chúng tôi phải luôn mang cái túi theo bên mình dù đi bất cứ đâu, tối ngủ phải để túi bên cạnh, làm việc thì đặt trên bàn. Sự phiền phức khi phải mang vác cái túi khiến chúng tôi cảm nhận rõ ràng gánh nặng tinh thần mà mình đang chịu đựng.


Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Chương trình ĐÊM HỘI TRĂNG RẰM 2012!


Trung thu là gì hả mẹ?/ mà sao ai nấy cũng vui
Trung thu là ngày họp mặt/ ai xa cũng nhớ quay về.
Trung thu nếu ai không nhớ/ sẽ đánh mất tuổi thần tiên
Trung thu cho lòng rộng mở/ đoàn viên chia sẻ nỗi niềm.

Từ năm 2008, ĐÊM HỘI TRĂNG RẰM đã trở thành một hoạt động thường niên không thể thiếu trong những ngày Rằm tháng Tám của Đại gia đình LẠC TÂM chúng ta, cùng nhiều TẤM LÒNG VÀNG, nhiều Hội, Nhóm khác nhau; để cùng nhau mang một cái TẾT Trung thu ý nghĩa nhất đến với các em thơ mồ côi, bất hạnh.

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

SỰ MẦU NHIỆM VÀ NÉT ĐẸP CỦA NIỆM PHẬT


Pháp môn niệm Phật, câu niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” họăc ngắn gọn hơn “A Di Đà Phật” đã hiện hữu với dân tộc Việt Nam hơn ngàn năm nay. Lúc tôi lên tám tuổi (1950), sống ở Hải Phòng, bà nội thường kể cho nghe Hội Chảy Chùa Hương lúc bà nội còn trẻ (thập niên 1920&1930). Lúc này đường đi còn khó khăn, đường lên Chùa núi dốc quanh co. Thế nhưng các cụ cứ chống gậy trúc mà miệng thì niệm “NamMô Quán Thế Âm Bồ Tát”. Theo lời bà kể lại thì chẳng mấy chốc mà leo tới nơi, chẳng mệt nhọc gì cả. Đòan người lên núi gặp đoàn người xuống núi, đòan người đi ra gặp đòan người đi vào. Khi gặp nhau ai nấy đều cất tiếng chào “A Di Đà Phật! ”. Câu niệm, câu chào âm vang cả một vùng núi non hùng vĩ, biến cuộc hành hương thành một hành trình vừa linh thiêng vừa nên thơ có lẽ độc đáo nhất trên thế giới. Hình ảnh này đã được nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp ghi lại trong bài thơ Chùa Hương:
Mẹ bảo “ Đường còn lâu,
Cứ đi ta vừa cầu.
Quan Thế Âm Bồ Tát.
Là tha hồ đi mau.”

Trong đoàn người đi như nước chảy đó, giữa khói hương trầm nghi ngút, “Hương như là sao lạc”
cô gái15 tuổi – nhân vật chính của bài thơ Chùa Hương, theo cha mẹ đi chảy hội, vì còn e thẹn cho nên:
"Thẹn thùng em không nói.
Nam Mô A Di Đà."

Lúc còn nhỏ thì không để ý. Nay lúc tuổi già, hồi tưởng lại tâm linh dân tộc, suy nghĩ lại câu niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” hoặc “A Di Đà Phật” của dân mình mới thấy nó có một ý nghĩa linh thiêng và đẹp tuyệt vời. Nó không phải chỉ nằm trong phạm vi tôn giáo mà còn hòa nhập thành truyền thống văn hóa dân tộc. Nó trở thành phong cách sống hài hòa giữa đạo và đời. Khi đi chùa gặp nhau, hoặc trong các lễ hội Phật, chúng ta cất tiếng “A Di Đà Phật !” thì tiếng “A Di Đà Phật” trở thành một câu chào hỏi, một lờithân thiện, một lời mừng rỡ rằng ta còn có nhau, một lời chúc tụng, một sự kính trọng, một ước vọng sau này (khi vãng sinh) sẽ lại gặp nhau trên Quốc Độ Thanh Tịnh của Phật A Di Đà.

Đó là hình ảnh đẹp ngòai đời. Còn trong gia đình, mỗi tối chúng ta thấy bà nội, bà ngọai, mẹ ta ngồi lâm lâm lần chuỗi hạt niệm Phật. Các cụ niệm Phật để làm gì vậy? Đối với chư tăng ni, hoặc Phật tử tu tại gia chắc chắn ai cũng đã hiểu rõ mục đích của niệm Phật. Thế nhưng đối với thế hệ trẻ, người khác đạo có thể họ không hiểu ông/bà/cha mẹ hoặc chúng ta niệm Phật để làm gì? Hoặc giả nếu có hiểu thì cũng có thể hiểu sai cho nên chúng ta cần nói ra cho rõ. Chúng ta cần phân biệt đi chùa lễ Phật và niệm Phậtlà hai chuyện hòan toàn khác nhau. Đi lễ chùa có khi chỉ là hành vi hòan tòan tín ngưỡng, nhưng niệm Phật lại là hành vi huân tập, tu dưỡng bản thân. Ngòai ra chúng ta cần phải làm sáng tỏ cái Có và Không Có trong niệm Phật để cho thấy Đạo Phật không phải là Thần Giáo, chuyên cầu nguyện van vái để xin xỏ cái này cái kia, rồi trở thành tôi tớ cho Thần Linh.


Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Mất chân vì hút thuốc

Khi hay tin bác sĩ sẽ cắt đi chân còn lại bị hoại tử do tắc nghẽn mạch máu của chồng, chị Thu khóc cạn nước mắt. Đây là lần thứ hai chị đau đớn, nhìn một phần thân thể của chồng không còn nguyên vẹn chỉ vì thuốc lá.

Bác sĩ Cao Văn Thịnh khám cho bệnh nhân P.T.T 
   

Tàn đời theo khói thuốc

“Năm ngoái sau khi nhập viện, các ngón chân phải của chồng tôi đã bị hoại tử, tím đen. Cố gắng điều trị nhưng các bác sĩ lắc đầu vì nhập viện quá muộn. Cuối cùng anh ấy bị cưa chân”- chị Thu, vợ bệnh nhân Phan Tấn T., 46 tuổi, nói.

Khi nhìn thấy chân trái của anh T. tím đen, teo quắt vì máu không đến được các chi, PGS TS Cao Văn Thịnh - Trưởng khoa ngoại lồng ngực mạch máu BV Nhân dân 115 chẩn đoán, chân bị hoại tử do tắc nghẽn mạch máu.

Cố gắng cứu lấy cái chân teo tóp cho bệnh nhân nhưng mọi nỗ lực đều bất thành. Anh T. chấp nhận cưa chân trái của mình trong nỗi tuyệt vọng của vợ và con cái.