Cho tôi 01 từ khóa nào...

Linhanh's Liveshow

           - * - * - * - - * - * - * -

Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2010

Đón Xuân 2011 cùng bà con thôn 13, xã Cư K'Bang, huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk.


Kính gửi quý hảo tâm và các bạn tình nguyện viên thân mến.
Năm hết Tết đến, không khí rộn ràng của những ngày cuối năm đã ngập tràn khắp các ngõ ngách của phố phường. Người lớn tất bật chuẩn bị cho một cái Tết chu đáo, trẻ thơ xúng xính trong những bộ quần áo mới, mùi dưa hành củ kiệu, bánh chưng, mứt bí ... làm nức lòng người con xa xứ. Người người nhà nhà đều náo nức đón chờ giây phút quây quần sum họp.
Thế nhưng mùa xuân trên xứ non cao Tây Nguyên không có nắng ấm, mai vàng hay đào đỏ. Nơi đó chỉ có sương gió rét buốt làm tả tơi những túp lều tạm bợ. Nơi đó, thôn 13 xã Cư K'Bang, huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk, người dân ngày ngày phải đối diện với gánh nặng mưu sinh trong điều kiện kinh tế thiếu thốn, đời sống kinh tế cực kì khó khăn.
Cơm chưa no, áo chưa lành thì việc đón một mùa xuân mới dường như quá xa vời.
Với mong muốn cùng quý vị và các bạn "đem nắng xuân về Tây Nguyên", cảm thông và phần nào sẻ chia những khó khăn mà đồng bào đã và đang cố gắng vượt qua, clb tình nguyện Ngàn Hạc Giấy phát động chương trình tình nguyện thường niên lần thứ 4:
GÓP NẮNG XUÂN 2011
Vào ngày 22, 23 tháng 01 năm 2011.
Tại thôn 13 xã Cư K'Bang, huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk.
Nội dung
  • Tặng quà, nhu yếu phẩm (gạo, mì gói, muối, bột giặt...).
  • Tặng giếng khoan cho đồng bào.
  • Khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí.
  • Trao học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
  • Giao lưu văn hóa.
Ngay từ bây giờ quý vị và các bạn có thể tham gia với chúng tôi bằng cách:
  • Ủng hộ tiền mặt hoặc hiện vật (nhu yếu phẩm, tập vở, quần áo ấm, đồ chơi trẻ em).
  • Cùng CLB TN Ngàn Hạc Giấy tham gia chuẩn bị cho chương trình.
  • Chia sẻ thông tin chương trình này đến người thân, bạn bè.
Tiếp nhận ủng hộ
  • Hiện vật & tiền mặt: Vũ Ngọc Ái Vy. Điện thoại: 0909 797 857.
  • Chuyển khoản: Tài khoản 033 100 377 0784. Ngân hàng Vietcombank. Chi nhánh Bến Thành. Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Mỹ Phượng. Điện thoại: 0909 130 985.
  • Nếu bạn có thắc mắc thêm về chương trình, vui lòng liên hệ:
    Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của quý hảo tâm và các bạn tình nguyện viên. Rất mong nhận được sự đồng hành 
    của quý vị để cùng nhau mang nắng xuân đến với đồng bào!

    Thôn 13, xã Cư K'Bang, huyện EA SÚP 

    Địa chỉ
    Thôn 13, xã Cư K'Bang, huyện EA SÚP, Đăk LăkViệt Nam
    Người liên hệ
    Anh Bun Thó Lào - Bí Thư Huyện Đoàn EA Súp
    Điện thoại liên hệ
    0905042424


    Thông tin tiền trạm chương trình

    Góp nắng xuân 2010

    Xã Cư K'Bang là một xã kinh tế mới nằm cách trung tâm thị trấn EA SÚP khoảng 20km, giáp ranh với huyện EA H'LEO. Được sự giới thiệu của một người dân địa phương, chúng tôi đã tới Cư K'Bang để tìm hiểu về đời sống của người dân tại đây.
    Dọc theo con đường đất đỏ bụi mù mịt, chúng tôi tới Ủy Ban Nhân Dân xã Cư K'Bang. Tại đây, khi hỏi thăm một người dân địa phương về "thôn nhà bạt", anh này nhiệt tình chỉ đường cho chúng tôi và không quên kèm theo một câu "Mấy chú cứ đi vào tham quan đi, cả cái nước Việt Nam không có chỗ nào giống chỗ này".
    Thôn nhà bạt - đó là từ mà người dân địa phương dùng để nói về thôn 13,14,15,16 xã Cư K’Bang. Theo sự hướng dẫn, chúng tôi tới thôn 13, xã Cư K’Bang. Thôn nằm trên một triền đồi thoai thoải với độ dốc vừa phải. Phải rất khó khăn chúng tôi mới tìm được một người dân biết tiếng Kinh để hỏi thăm và đưa đi tham quan về tình hình đời sống của đồng bào.
    Đồng bào ở đây là người H’Mông, Dao và Sán Chỉ từ vùng núi Tây Bắc di cư vào. 100% đồng bào theo đạo Tin lành. Thôn 13 có khoảng 150 nóc nhà với hơn 1000 khẩu, 100% số hộ dân nằm trong diện hộ nghèo tới rất nghèo. Trong đó có tới 100 hộ mới di cư vào được khoảng 2 năm. Số dân di cư vào sau này không nằm trong diện quy hoạch của chính quyền địa phương nên đã tạo rất nhiều sức ép cho địa phương trong việc quy hoạch khu dân cư, các cơ sở hạ tầng phúc lợi và đất canh tác. Bản thân những người dân này cũng gặp rất nhiều khó khăn trong đời sống vì thiếu đất canh tác, phải đi làm xa, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn.
    Đồng bào chủ yếu làm thuê hoặc thuê đất  của người khác để trồng trọt. Thanh niên và người lớn đi làm thuê ở các vùng Gia Lai hoặc Đăk Nông. Mỗi ngày thu nhập khoảng 50.000 – 70.000 VNĐ. Một lần đi làm thuê kéo dài từ 1 – 2 tháng mới về lại làng. Số phụ nữ hoặc người già có sức khỏe yếu không thể đi làm thuê sẽ ở nhà thuê đất của người Kinh hoặc người Tày để làm. Giá thuê khoảng 250.000 VNĐ cho một vụ trồng lúa 03 tháng. Mỗi vụ trồng đậu đen thu hoạch trung bình khoảng 7kg/ sào ruộng. Giá bán khoảng 10.000 VNĐ/kg. Mỗi vụ trồng đậu đen kéo dài khoảng 2 tháng.
    Chúng tôi nhẩm tính với giá thành sản phẩm và mức thu hoạch như vậy, trung bình 2 tháng, một hộ gia đình ở đây (nếu mượn được đất) sẽ thu hoạch được khoảng 150.000 – 200.000 VNĐ. Ngoài ra, hàng ngày đồng bào phải đi vào rừng, ở gần suối, nơi mà đất còn ẩm ướt, đủ điều kiện cho các loại rau rừng mọc để hái rau về ăn. Trung bình khoảng cách di chuyển khoảng 5 – 7km.
    Người phụ nữ này trồng được 20kg đậu đen với thu nhập khoảng 150.000 – 200.000VND/2 tháng
    Tiếp tục đi sâu vào trong làng, chúng tôi bắt gặp những hình ảnh xác xơ tiêu điều của những căn chòi lợp bằng bạt rách nát tả tơi, bay phấp phới trong gió. Do điều kiện sinh hoạt chưa ổn định và kinh tế khó khăn, đồng bào chỉ có thể dựng được những túp lều tạm bợ. Không hiểu những túp lều rách tả tơi như thế này có thể che được sương gió  rét buốt của núi rừng Tây Nguyên?
    Một số hộ gia đình có 3 - 4 bao lúa (loại 50kg) sau khi thu hoạch đã được coi là “có của ăn của để”. Số lúa này sẽ để cả nhà ăn trong … 6 tháng. Đồ đạc trong nhà hầu như không có gì vài ngoài bộ quần áo, chén bát, nồi nấu cơm và con dao đi rừng. Hiện nay, do diện tích rừng thu hẹp và thú rừng cũng không còn nhiều như trước, việc săn bắt hầu như không còn. Đồng bào đi rừng chủ yếu tìm mủ (nhựa) cây chai để đem bán. Mỗi kg mủ (nhựa) chai bán được 7.000 VNĐ.
    Chợt bắt gặp một hình ảnh làm cho chúng tôi thực sự xúc động. Hai em bé người H’Mông trạc 8 tuổi đang …. mót phân trâu để phụ giúp gia đình. Vào cái tuổi mà lẽ ra các em phải được đi học thì các em đang phải lầm lũi giữa nắng như đổ lửa của vùng cao nguyên, mót từng bãi phân trâu bỏ cẩn thận vào bao. Mỗi bao loại 100kg đầy các em bán cho người Kinh bón rẫy được 10.000 VNĐ, loại bao 50kg là 6.000 VNĐ. Xót xa!
    Được biết, dù rất nhiều hộ chưa có hộ khẩu nhưng chính quyền địa phương vẫn tạo điều kiện cho các em tới độ tuổi đi học được cắp sách tới trường. Xã có trường cấp 1,2 nằm sát bên cạnh UBND Xã và cách thôn khoảng 5km. Tuy được miễn giảm hầu hết các khoản đóng góp nhưng chi phí mua cặp, sách, vở, quần áo, giày dép cũng là một gánh nặng đối với kinh tế của các hộ gia đình ở đây. Tỉ lệ trẻ em đi tới trường là khá thấp. Chỉ khoảng hơn 100 em được cắp sách tới trường. Số còn lại ở nhà phụ giúp cha mẹ làm thuê, mót café, mót phân trâu, bò hoặc chăm em nhỏ.
    Em gái khoảng 7 tuổi địu một em bé 6 tháng tuổi trên lưng
    Điều kiện kinh tế vốn khó khăn lại càng bi đát hơn khi điều kiện sinh hoạt tối thiểu của đồng bào là nước bị đe dọa nghiệm trọng vào mùa khô. 150 hộ gia đình với hơn 1000 nhân khẩu nhưng chỉ có vỏn vẹn 3 cái giếng nước đào. Cái sâu nhất là 10m, cái nông nhất là 8m. Vào mùa khô, mực nước trong giếng lúc sáng sớm chỉ khoảng nửa mét. Ai cũng phải dậy từ sớm xếp hàng để lấy nước sinh hoạt cho cả ngày. Chỉ dựa trên con số giếng nước và số người dân, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra được sự thiếu nước sinh hoạt trầm trọng của đồng bào nơi đây. Hãy tưởng tượng, 3 ngày bạn thiếu nước sinh hoạt, không nước tắm, không nước uống, không nước để nấu ăn!!!
    Một trong những cái giếng hiếm hoi của thôn
    Điều kiện vệ sinh của đồng bào cũng rất kém. Do thiếu nước sinh hoạt nên số hộ dân mắc bệnh về mắt, đường ruột khá nhiều. Chưa kể trẻ em thường la lê dưới đất, thiếu quần áo và nước để tắm rửa. Ngay lúc đang tham quan nhà của một vài người dân, chúng tôi bắt gặp một em bé bị lở trốc ở đỉnh đầu. Gặp người lạ, em chạy vội vào trong nhà, trên tay vẫn còn bốc nắm cơm dính đầy cát và bỏ vào miệng. Cha của em cho biết do không có điều kiện tiếp xúc với y tế và không có tiền mua thuốc nên em chỉ được bôi bằng vài loại lá nhai nát và một loại thuốc gì đó mà anh cũng … không biết???
    Có lẽ khó khăn lớn nhất của đồng bào ở đây là đất đai để canh tác và vốn để làm ăn. Dạo một vòng quanh làng, chúng tôi nhận thấy ý thức về trồng trọt và chăn nuôi của đồng bào tương đối tốt. Tuy nhiên điều kiện để trồng trọt còn khá khó khăn (do giống, vốn, đất mà đặc biệt là nước).
    Kết thúc chuyến tiền trạm lần 1 tới “thôn nhà bạt”, xã Cư K’Bang, chúng tôi ra về với những trăn trở về những đôi mắt trong veo của các em bé người H’Mông, về những căn chòi bạt rách tươm, về những ấp ủ và hi vọng được tới trường của các em.
    (Ghi nhanh tiền trạm)
    Tổng kết & Lưu ý:
    • Có thể thực hiện được chương trình với nhiều hoạt động khác nhau: thăm hỏi tặng quà, trao học bổng, sửa nhà, khoan giếng, giao lưu văn nghệ …;
    • 100% đồng bào dân tộc H’Mông, Sán Chỉ và Dao. Số người biết nói tiếng Kinh rất ít nên cần lưu ý đặc điểm này khi tổ chức chương trình;
    • Có một số trường hợp mồ côi, gia đình neo đơn và 01 trường hợp em trai chậm phát triển có thể có hình thức hỗ trợ khác;
    • Cần có cơ quan đại diện (có tư cách pháp nhân) để liên hệ làm việc với địa phương vì đây là khu vực bất ổn định và có nhiều yếu tố nhạy cảm về chính trị;
    Một số liên lạc tai huyện EA Súp
    ___________________________________________________________________________________
    ------------------------------------------------------------------------
    -----------------------------------
    Giới thiệu về CLB NHG 
    Và chương trình Góp Nắng Xuân 2010
    Về NHG:


    CLB Tình Nguyn Ngàn Hạc Giy (CLB NHG) là một tổ chc thiện nguyn hoạt đng phi li nhun, phi chính tr, và không phân biệt tôn giáo vi mục đích giúp đ, chia sẻ vi các hoàn cảnh k khăn.
    Hiện nay CLB NHG đang hot đng ti TP. Hồ C Minh, Thủ đô Nội và Tp. Huế.

    Chương trình Góp nng xuân
    Góp nng xuân là một chương trình thưng niên của NHG dành cho đng bào dân tộc thiểu s với mục tiêu chia sk khăn vi đng bào, thể hin tinh thn đoàn kết tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam nhân dp Tết Âm Lch.
    Góp nng xuân 2010 ti Thôn 13, xã Cư KBang, huyện EASÚP, tỉnh Đăk Lăk
    Tiếp ni tinh thần của chương trình Góp nng xuân, năm nay NHG TP.HCM mong mun tổ chc chương trình ti thôn 13, xã KBang, huyn EASÚP, tnh Đăk Lăk.
    Thời gian: ngày 22 23 tháng 1 năm 2010.
    Ni dung:

    ·       Khám cha bnh phát thuc;
    ·       Trao tng học bng cho con em của đng bào ti thôn 13;
    ·       Trao tng các giếng khoan và công trình ng cộng cp nưc sch sinh hot;
    ·       Trao tng nhu yếu phm;
    ·       Giao lưu văn hóa, văn ngh vi đng bào HMông ti xã KBang;
    Lược s ca chương trình Góp nng xuân

    Thời gian
    Đa đim
    Đơn vị liên kết
    t



    2008
    Bon Ting Wel Đơm, th xã Gia Nghĩa, Tnh
    Đăk Nông
    Tỉn Ủy   tỉn Đăk
    ng
    Chương tnh trao tặng nhu yếu phẩm, qun áo m và giao lưu văn hóa với đng bào Mng
    Trung tâm phục hi chức ng Thụy An, Xã Thụy An - Huyn Ba Tp. Nội

    Trungm Thụy An
    Chương trình trao tặng quà và giao lưu với các em nh khuyết tt ti trung m








    2009
    Làng Xã Gầu, Xã Cận, Huyn  Chư
    Prông Tnh Gia Lai;
    Làng Đê, Xã Ia-ma, Huyn Chư Prông Tỉnh Gia Lai;
    Làng Grông, Xã Ia-kriêng, huyn Đc
    Tỉnh Gia Lai;
    Tn  5,  Xã  Thăng  Hưng,  Huyn  Chư
    Prông Tnh Gia Lai;


    UBND     xã     Thăng
    Hưng,
    Xã  Đoàn  xã  Thăng
    Hưng,
    Nhà thThanh An,

    Chương trình trao tng nhu yếu phm,  khám chữa bệnh phát thuốc cho đng o Gia Rai bbệnh phong;
    Chương trình n trồng tng các vưn rau cho đồng o ăn thay lá khoai mì;
    Giao lưu văn a và chúc Tết đồng o  Gia
    Rai tại thôn 5;
    Trung tâm phục hi chức ng Thụy An, Xã Thụy An - Huyn Ba Tp. Nội

    Trungm Thụy An
    Chương trình trao tặng quà và giao lưu với các em nh khuyết tt ti trung m

    Mái Ấm 130 Chi Lăng, TP. Huế
    Mái   Ấm   130    Chi
    ng, TP. Huế
    Chương trình trao tặng quà và giao lưu với các em nh khuyết tt ti mái m








    2010
    Làng Xã Gầu, Xã Cận, Huyn  Chư
    Prông Tnh Gia Lai;
    Làng Đê, Xã Ia-ma, Huyn Chư Prông Tỉnh Gia Lai;
    Làng Grông, Xã Ia-kriêng, huyn Đc
    Tỉnh Gia Lai;
    Tn  5,  Xã  Thăng  Hưng,  Huyn  Chư
    Prông Tnh Gia Lai;


    UBND     xã     Thăng
    Hưng,
    Xã  Đoàn  xã  Thăng
    Hưng,
    Nhà thThanh An,

    Chương trình trao tng nhu yếu phm,  khám chữa bệnh phát thuốc cho đng o Gia Rai bbệnh phong;
    Trao tặng dê giống, giúp xây dựng chuồng dh trợ đng bào m kinh tế;
    Hỗ trợ giống, vn và kĩ thuật trồng y bời lời một loi cây thu hoạch v sau 4 5 năm, to công việc u i cho đng bào;


    Xã Cây Thị, th trn Cau, Đồng Hỉ Ti
    Nguyên

    Trường TH Cây  Thị, th trn  Cau,  Đng Hỉ Ti Nguyên
    Trao tặng nhu yếu phm cho các h nghèo khó nhất.
    Trao học bổng cho hc sinh nghèo hiếu hc.

    Tp. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 12 năm 2010
    Chủ nhiệm CLB Tình Nguyện Ngàn Hạc Giy


    Bùi Nghĩa Thut




    Chúc Các Quý nhà hảo tâm, các anh chị, các bạn một mùa Giáng Sinh vui vẻ, an lành. Một năm mới tràn đầy hạnh phúc, thịnh vượng.

    Câu lạc bộ Ngàn Hạc Giấy.