Cho tôi 01 từ khóa nào...

Linhanh's Liveshow

           - * - * - * - - * - * - * -

Thứ Tư, 30 tháng 6, 2010

Tìm quên trong nỗi nhớ


......Chỉ còn em với bài thơ nỗi nhớ,
Chỉ còn em trong nỗi nhớ anh .......

Chung một tâm trạng, chung một suy nghĩ, bài thơ là nỗi lòng tôi…



**************______________**************


Mọi người rủ nhau tìm nhớ, còn ta
lại mê mải tìm quên? Quên dáng em
xưa, quên vầng trăng thanh thấp thoáng bên
thềm, quên ánh mắt, quên nụ cười, quên

hơi thở, quên làm môi, quên nụ hôn,
quên góc phố nhỏ, quên những con đường,
 

Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2010

Em đã quen



Nỗi nhớ - Hạnh phúc - Và tình yêu...
Sau tất cả những điều xảy ra, em đã hiểu. Hạnh phúc, tình yêu, nỗi nhớ, đau khổ hay là sự khát khao... Chúng luôn tồn tại bên em, mỗi ngày và từng ngày...
Em đã quen, mỗi sáng khi thức dậy, hình ảnh của anh lại ngập tràn trong nỗi nhớ, lại cầm điện thoại lên, nhắn tin cho anh, đơn giản chỉ câu chúc tốt lành...
Em đã quen, mỗi khi trưa đến, nhắn tin cho anh, đơn giản chỉ muốn anh có bữa trưa ngon miệng...
Em đã quen, chiều về, gửi anh dòng tin nhắn, đơn giản biết anh về nhà an toàn chưa...

Thứ Ba, 15 tháng 6, 2010

Sinh nhật mưa!


Già đi 01 tuổi, vậy là tôi đã lớn rùi nhỉ? Sao mình chẳng mong ngày này chút xíu nào cả. Có quá nhiều kỷ niệm. Năm nào ngày này cũng mưa, nhưng năm nay mưa thật nhiều, thật lớn. Hình như ông trời đang chia sẻ cùng lòng mình, thay lời muốn nói….
Ngày hôm nay, mình cảm thấy lòng rối lắm, mọi thứ, ký ức – kỷ niệm tràn về trong nỗi nhớ,…. Mưa thật lớn, gió lạnh, trắng cả bầu trời, như muốn xé toang cái tổ tơ vò của mình. Trả về sự bình yên.
Lặng lẽ, với những chiếc máy bay lúc lên lúc xuống, như dòng đời đang trôi. Với mình, tất cả cảnh vật, thiên nhiên đang hòa cùng nhịp, an ủi, giúp đỡ mình trở về với thực tại, học cách bắt đầu, sau cơn mưa trời lại sáng.
Sinh nhật mưa, mưa như trút nước, và giờ lòng lại cảm thấy nhẹ nhàng hơn…

Thứ Hai, 14 tháng 6, 2010

Sinh nhật mưa...



Già đi 01 tuổi, vậy là tôi đã lớn rùi nhỉ? Sao mình chẳng mong ngày này chút xíu nào cả. Có quá nhiều kỷ niệm. Năm nào ngày này cũng mưa, nhưng năm nay mưa thật nhiều, thật lớn. Hình như ông trời đang chia sẻ cùng lòng mình, thay lời muốn nói….

Ngày hôm nay, mình cảm thấy lòng rối lắm, mọi thứ, ký ức – kỷ niệm tràn về trong nỗi nhớ,…. Mưa thật lớn, gió lạnh, trắng cả bầu trời, như muốn xé toang cái tổ tơ vò của mình. Trả về sự bình yên.

Lặng lẽ, với những chiếc máy bay lúc lên lúc xuống, như dòng đời đang trôi. Với mình, tất cả cảnh vật, thiên nhiên đang hòa cùng nhịp, an ủi, giúp đỡ mình trở về với thực tại, học cách bắt đầu, sau cơn mưa trời lại sáng.


Sinh nhật mưa, mưa như trút nước, và giờ lòng lại cảm thấy nhẹ nhàng hơn…

Mưa, nhưng nhìn cảnh vật xung quanh tôi đẹp tuyệt vời, chỉ ước giá như có máy chụp hình để có thể lưu lại khoảnh khắc này. Bầu trời đêm, gió lạnh, mưa ào, dọc hai bên đường băng của sân bay sáng rực rỡ ánh đèn, máy bay hạ cánh rũ nước trong mưa,.. Tất cả đều thật đẹp. Như hoa nở, như tiếng vỗ tay chào đón, như sự khởi đầu mới, START, Linh nhé.

Nhớ, vẫn được gọi là nỗi nhớ, ôm chặt trong tim da diết. Những gì là đẹp nhất.
Yêu, tình yêu vẫn còn đó, cùng nhịp đập yêu thương. Những gì là hạnh phúc.
Tâm tư: buồn thương, dồn chặt sâu một góc kín. Những gì là lưu luyến.
……………………..
Nỗi lòng, thầm kín, yêu thương, vẫn chờ đợi là một màu tím thủy chung, son sắt.
Hạnh phúc, vẫn còn đó, màu của bảy sắc cầu vồng, lung linh, huyền ảo.
Hy vọng vẫn luôn tồn tại, một màu xanh tươi mới, màu của sức sống.

Dù bất kể thế nào, bất kể nơi đâu, niềm tin – vẫn luôn chảy mãi trong tâm tư.

Sinh nhật, không hoa, không đèn cầy, không bánh, nhưng vẫn còn một điều ước chưa thành câu:

Anh,
Nếu có một điều ước duy nhất.
Em luôn tin nó là món quà
Và sẽ là sự thực của đêm nay;

Em chỉ ước đêm nay có anh!
Em chỉ ước đêm nay có anh!!
Em chỉ ước đêm nay có anh!!!
Chỉ một nguyện cầu nhỏ bé ấy,
Anh có hiểu điều đó thiêng liêng thế nào không?




Happy birthday to Linh!!! Hapbi – Hapbi – Hapbi Not sad.  

_MC_

Thứ Bảy, 5 tháng 6, 2010

Món ăn dinh dưỡng

Cách chữa bệnh bằng ăn uống là cách chữa cần thiết và quan trọng với người bệnh tiểu đường.

Để tăng tính đa dạng trong dinh dưỡng, chúng tôi giới thiệu một số thực đơn người bệnh tiểu đường nên dùng góp phần tăng hiệu quả điều trị bệnh. 

Giá đỗ xào: Giá đỗ xanh 500g đem xào với dầu thực vật, chút muối và gia vị, ăn trong các bữa ăn. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường, khát nước uống nhiều, gầy yếu, suy kiệt.
 
Khổ qua xào đậu phụ: Khổ qua 150g, đậu phụ 100g. Khổ qua bỏ ruột thái lát, dùng dầu xào to lửa cho chín tái, cho đậu phụ thái lát và ít muối gia vị, tiếp tục xào to lửa cho chín đều. Cho ăn ngày 1 lần. Dùng thường ngày cho bệnh nhân tiểu đường.
 
món ăn trị tiểu đường
 

Khổ qua xào thịt nạc: Cách làm tương tự, thay đậu phụ bằng thịt lợn nạc. Thực đơn này dùng cho các trường hợp chảy máu cam, tiểu đường, đau mắt đỏ...

Đậu đỏ hầm phổi dê: Phổi dê 1 lá, đậu đỏ 100g. Phổi dê thái lát, đậu đỏ, thêm nước muối, gia vị nấu nhừ. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường, tiểu ít, nước tiểu đỏ đục.

Sữa mạch môn ô mai: Mạch môn 20g, ô mai 12g, sắc kỹ lấy nước, bỏ bã, thêm sữa bò 30ml, khuấy lắc đều uống. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, khô miệng khó nuốt, nuốt đau, khát nước.

Nhựa mận vịt ngọc trúc: Ngọc trúc 50g, sa sâm 50g, vịt 1 con, hành tây 1 củ, gừng tươi 6g. Vịt làm sạch, nấu với sa sâm, ngọc trúc, đầu tiên đun lửa to cho chín, sau đun nhỏ lửa trong 1 giờ cho chín nhừ, vớt bỏ bã thuốc, cho gia vị. Dùng cho bệnh tiểu đường, bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày, suy nhược, táo bón.

Tim lợn tiềm ngọc trúc: Tim lợn 300g, ngọc trúc 30g, gừng tươi 5g, hành sống 5g. Ngọc trúc nấu lấy nước bỏ bã để sẵn. Tim lợn thái nhỏ, cho cùng nước gừng, hành, ớt tươi luộc chín, tiếp tục đổ tiếp nước ngọc trúc vào đun tiếp cho tim lợn chín nhừ. Thêm nước hàng, muối mắm, đường trắng, bột ngọt; đun tiếp tạo thành nước canh đặc; Đổ lên đĩa, đợi cho nguội và đông, đổ dầu vừng đã đun sôi và để nguội lên là được. Dùng cho các bệnh nhân có bệnh mạch vành, bệnh tim phổi, tiểu đường, lao phổi.

Vịt hầm sa sâm ngọc trúc: Vịt 1 con, sa sâm 50g, ngọc trúc 50g. Vịt làm sạch, cho cùng sa sâm, ngọc trúc, thêm nước hầm chín, bỏ bã thuốc, thêm gia vị. Dùng cho các trường hợp âm hư, miệng khô khát nước, táo bón, bệnh tiểu đường.

Bồ câu hầm hoài sơn ngọc trúc: Bồ câu 1 con, hoài sơn 30g, ngọc trúc 30g. Bồ câu làm sạch, cho cả hoài sơn, ngọc trúc vào nồi, thêm gia vị, nước sạch, hầm nhừ. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, khát nước uống nhiều, mệt mỏi, hồi hộp thở gấp.

Rùa hầm bắp nếp: Thịt rùa 200g, ngô nếp hoặc ngô tẻ 200g. Thịt rùa chặt nhỏ, ngô tẽ lấy hạt và để cả râu, thêm gia vị, nước sạch lượng thích hợp, hầm nhừ dạng canh xúp. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, tăng huyết áp.

Trai sò luộc: Sò biển (kể cả sò huyết) luộc chín, ăn với gia vị thường ngày. Tác dụng bổ âm thanh nhiệt, lợi tiểu tán kết. Dùng cho các trường hợp vàng da phù nề, sưng hạch, bướu cổ, khí hư, huyết trắng, bệnh tiểu đường.

Biển đậu mộc nhĩ tán: Mộc nhĩ 60g, biển đậu 60g tán bột. Mộc nhĩ, biển đậu sấy khô, tán thành bột. Mỗi lần uống 9g, ngày 2 - 3 lần. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường.

Thịt lợn hầm râu ngô: Thịt lợn nạc và râu ngô liều lượng thích hợp, hầm nhừ, thêm gia vị ăn. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường.

Râu ngô hầm ong non: Râu ngô 30g, ong non 120g, thêm nước nấu chín nhừ, thêm gia vị, cách ngày làm 1 lần. Dùng cho các bệnh nhân cao huyết áp, tiểu đường, viêm thận, viêm gan, viêm túi mật.

Nước sắc thỏ ty tử: Thỏ ty tử 60g. Sắc nước uống. Dùng giải khát cho bệnh nhân tiểu đường khát nước uống nhiều.

Nước bột đậu xanh: Đậu xanh 200g, thêm nước, nấu chín nhừ, lọc qua vải xô lấy nước uống sáng tối, mỗi lần 1 chén. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường...

Nước sắc khổ qua: Khổ qua 1 - 2 quả, tách bỏ ruột, thái lát, nấu sắc lấy nước uống. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, sốt cao mất nước, miệng khô, họng khát.
 
 
Theo TS. Nguyễn Đức Quang
SKDS
 
 

Những “khắc tinh” của bệnh tiểu đường

Tạp chí sức khoẻ Men’s Health vừa công bố những thực phẩm là “khắc tinh” của bệnh mắc tiểu đường.
 
Nhờ tác dụng gián tiếp của những loại thực phẩm này, bệnh tình có nguy cơ thuyên giảm và cơ thể có sức đề kháng tốt với bệnh tiểu đường.
 
1. Táo
alt
 
Nghiên cứu của các nhà khoa học Phần Lan cho thấy, tỷ lệ nam giới thường xuyên ăn táo và những thực phẩm chứa nhiều quercetin tử vong do mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch thấp hơn 20% so với những người mắc bệnh nhưng ít hoặc không thường xuyên ăn táo.
Quercetin chứa nhiều trong những thực phẩm: hành tây, cà chua, các loại rau xanh…

2. Nhục quế (vị thuốc Đông y) 

Trung tâm nghiên cứu Dinh dưỡng Mỹ phát hiện, ăn nhục quế thường xuyên và liên tục sẽ kích thích lượng đường trong máu nhanh chóng chuyển hoá thành năng lượng.
Họ đã tiến hành thực nghiệm trong suốt 40 ngày trên một nhóm tình nguyện viên. Kết quả cho thấy việc dùng nhục quế hằng ngày sẽ giúp đường huyết của người bệnh ổn định, đặc biệt là sau bữa ăn, lượng đường không tăng quá nhanh. Tình trạng tim mạch cũng được cải thiện rõ rệt.

3. Cam, quýt

alt

Cơ thể những người mắc tiểu đường thường thiếu vitamin C do đó cần thường xuyên bổ sung loại vitamin này. Tuy nhiên, nên hạn chế việc dùng những viên nén vitamin C để bồi bổ cơ thể mà nên tận dụng nguồn vitamin C có trong những thực phẩm tự nhiên như cam, quýt…

4. Cá biển 

Nguy cơ phát bệnh tim mạch ở những người mắc tiểu đường thường cao hơn gấp 3 lần so với những người bình thường. Do vậy, việc nạp nhiều thực phẩm chứa axit béo Omega-3 sẽ giúp ngừa nguy cơ tim mạch. Loại axit béo này có tác dụng làm giảm đáng kể lượng cholesterol có hại, thay vào đó là những cholesterol có lợi.

5. Thực phẩm nhiều chất xơ

Nghiên cứu của một trường đại học thuộc bang Texas, Mỹ, cho thấy, thường xuyên nạp khoảng 24-50g chất xơ mỗi ngày, lượng đường trong máu sẽ giảm rõ rệt.
Thực phẩm giàu chất xơ: trái cây, rau xanh, các loại họ đậu, gạo nếp, bánh mỳ, đại mạch… Đặc biệt là các loại họ đậu, chúng chứa hàm lượng chất béo thấp, ít calo, nhiều chất xơ và protein, do đó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim.

6. Trà xanh
alt

Nghiên cứu cho thấy, ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo, ít rau xanh, lười vận động đều là những nguyên nhân cơ thể dễ mắc các chứng viêm mãn tính, tạo cơ hội cho  bệnh tiểu đường và tim mạch gia tăng.
Trà xanh có chứa nhiều flavnoids có tác dụng hữu hiệu trong việc tiêu viêm, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Từ đó có tác dụng hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường và bệnh tim.

7. Thịt bò

Thịt bò (đặc biệt là thịt nạc) chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường trong máu, ngoài ra còn có tác dụng chống ung thư.
Các nhà khoa học Anh đã tiến hành thực nghiệm về tác dụng của thịt bò với bệnh tiểu đường trên 180 tình nguyện viên. Kết quả cho thấy, những người thường xuyên ăn thịt bò hoặc những thực phẩm giàu CLA sau một năm cân nặng có thể giảm khoảng 9%, nguy cơ mắc tiểu đường cũng giảm 40%.

8. Socola đen
alt

 Trường ĐH Tufts ở Boston, Mỹ đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện thấy, trong socola có chứa loại chất đặc biệt phần nào giúp ngăn ngừa và trị bệnh tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, sử dụng socola đen hợp lý cũng có tác dụng làm giảm huyết áp, giảm lượng cholesterol, cải thiện chức năng của huyết quản.

Theo Dantri/People


Thứ Năm, 3 tháng 6, 2010

Em đã quen...


Nỗi nhớ - Hạnh phúc - Và tình yêu...

Sau tất cả những điều xảy ra, em đã hiểu. Hạnh phúc, tình yêu, nỗi nhớ, đau khổ hay là sự khát khao... Chúng luôn tồn tại bên em, mỗi ngày và từng ngày...

Em đã quen, mỗi sáng khi thức dậy, hình ảnh của anh lại ngập tràn trong nỗi nhớ, lại cầm điện thoại lên, nhắn tin cho anh, đơn giản chỉ câu chúc tốt lành...

Em đã quen, mỗi khi trưa đến, nhắn tin cho anh, đơn giản chỉ muốn anh có bữa trưa ngon miệng...

Em đã quen, chiều về, gửi anh dòng tin nhắn, đơn giản biết anh về nhà an toàn chưa...

Em đã quen, mỗi buổi tối, hỏi thăm anh, đơn giản anh đang làm gì? Đã ăn cơm chưa...

Em đã quen, đêm xuống, nhắn cho anh, cũng chỉ đơn giản mong anh có giấc ngủ ngon, sau ngày làm việc mệt mỏi....

Và em đã quen, quen rằng có anh trong cuộc đời, để em yêu thương, để em mong nhớ mỗi ngày.

Cuộc sống của em, anh vốn luôn hiện hữu. Chẳng thể đổi thay, anh có biết.. 





Trái tim em vẫn đau, nhưng nỗi đau ấy chẳng thể nào sánh bằng nỗi nhớ em dành cho anh. Vì tình yêu em dành cho anh là trọn vẹn. Còn nỗi đau ấy, xoa dịu bằng tình yêu thương của anh, cũng đơn giản phải không anh?

Là nỗi nhớ, là tình yêu, có lời nào là mô tả được hết lòng mình nhỉ. 

Chỉ biết rằng, đôi mắt em chợt nhòa đi, khi em nhớ về anh, và con tim em chợt thắt lại. Hình bóng anh lại tràn về trong nỗi nhớ. Bao kỷ niệm đẹp, với những ngày có anh trong vòng tay em.

Em đã cố quên, chẳng muốn nhớ về anh nữa, nhưng làm thế nào đây. Và đến bao giờ?! 

Thời gian không có anh, em buồn biết mấy, em đau khổ, và em cảm thấy trống rỗng. Tự nhiên em sợ, sợ bóng tối, sợ cả cái phòng của riêng em, sợ cô đơn, và sợ sự yên tĩnh mà em vẫn yêu thích. Bởi vì một lẽ, về với cõi riêng tư ấy, em sẽ lại nhớ về anh. Da diết...

Em biết rằng, con đường em chọn, em phải chấp nhận đi. Nhưng xa anh, em mới hiểu rằng, tình yêu em dành cho anh nhiều hơn em nghĩ. Có những lúc không kiềm được lòng mình, em.... qua anh. Chỉ mong được nhìn thấy anh thôi. Là đủ... Niềm hạnh phúc của em là đó, bé nhỏ thôi, được nhìn thấy anh, được nghe anh nói, được thấy anh cười, được đọc những dòng tin nhắn anh gửi,..., được ôm anh trong vòng tay bé nhỏ của mình, và được yêu anh, được có anh trong cuộc đời mình.... Có lẽ, em tham lam quá nhỉ, chỉ toàn muốn "được" thôi. Nhưng đó tình yêu, là hạnh phúc, là những gì em có thể trao anh.

Em biết anh cũng yêu em mà, phải không anh. Vì vậy, em vẫn chờ anh, và em vẫn yêu anh như xưa, mà không, yêu nhiều hơn nữa..., anh yêu của em ah. Đơn giản, anh là hạnh phúc của em.

Anh sẽ hiểu em...


Vị pháp thiêu thân ... P3

Trái tim bất tử - Kỳ 3: Vị pháp thiêu thân

TT - Tâm sự lời cuối với Bồ tát Thích Quảng Đức và dặn dò sư tăng bảo vệ ngài ở chùa Ấn Quang, hòa thượng Thích Đức Nghiệp khẩn cấp chuẩn bị cuộc tự thiêu sáng mai. 

Là trưởng ban đối ngoại kiêm tổ chức của ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáo VN, ông hiểu chính quyền Ngô Đình Diệm đang ra sức dập tắt hoạt động đấu tranh của Phật giáo. Bất cứ rò rỉ thông tin nào cũng để lại hậu quả khó lường...

Bồ tát Thích Quảng Đức ngồi kiết già niệm Phật, chuẩn bị tự thiêu - Ảnh: Nguyễn Văn Thông

Bức tâm thư cuối cùng

Ngay đêm đó, hòa thượng Đức Nghiệp đi khảo sát các tuyến đường rước linh từ chùa Phật Bửu tự. Kế hoạch tự thiêu của Bồ tát Thích Quảng Đức sẽ lồng vào cuộc rước linh này để đánh lừa cảnh sát và tập hợp được nhiều tăng ni, quần chúng. 

Cuối cùng, ngã tư Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt (Nguyễn Đình Chiểu - Cách Mạng Tháng Tám hiện nay) được chọn làm vị trí tự thiêu. 

Ngã tư này không chỉ đông người mà còn ngay trước tòa đại sứ Campuchia. Nước này tỏ rõ thái độ ủng hộ Phật giáo VN và phản kháng hành động đàn áp của chính quyền Ngô Đình Diệm.

Về chùa Ấn Quang, hòa thượng Đức Nghiệp sắp đặt chi tiết cho cuộc tự thiêu. Xe rước Bồ tát Thích Quảng Đức đã có chiếc Austin của phật tử Trần Quang Thuận gửi ở chùa Ấn Quang. Hòa thượng Đức Nghiệp gọi người lái xe đi mua thêm một can xăng để sẵn và phân công sáng mai đại đức Trí Minh sẽ ngồi bên cạnh người lái xe, đến ngã tư Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt giả vờ hư máy phải dừng lại để đánh lừa cảnh sát. Còn đại đức Chân Ngữ ngồi bên cạnh Bồ tát Thích Quảng Đức ở băng ghế sau để bảo vệ ngài. 

Khi xe gần đến vị trí tự thiêu, đại đức Chân Ngữ sẽ giúp rưới xăng lên người bồ tát ngay trong xe để cảnh sát không nhìn thấy. Một chiếc bật lửa cũng được trao sẵn cho Bồ tát Thích Quảng Đức giữ để tự tay ngài châm ngọn lửa tự thiêu.

Trước đó, Bồ tát Thích Quảng Đức đã soạn sẵn tâm thư với lời lẽ đầy từ bi cùng những suy nghiệm về trách nhiệm trước vận mệnh đất nước: “Tôi pháp danh Thích Quảng Đức, hòa thượng trụ trì chùa Quán Thế Âm Phú Nhuận (Gia Định). Nhận thấy nước nhà đương lúc ngả nghiêng, tôi là một tu sĩ mệnh danh trưởng tử của Như Lai không lẽ cứ ngồi điềm nhiên tọa thị để cho Phật pháp tiêu vong, nên tôi vui lòng phát nguyện thiêu thân giả tạm này cúng dường chư Phật để hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo...”.

Tờ mờ sáng 11-6-1963, đoàn rước linh xuất phát từ Phật Bửu tự. Xe chở Bồ tát Thích Quảng Đức đi chầm chậm giữa hai dòng tăng ni. Hòa thượng Đức Nghiệp đi bộ gần xe, dặn dò thầy Hồng Huệ đang bước bên mình: “Nếu cảnh sát có bắt hay bắn tôi thì xin thầy hãy thay tôi đảm trách nhiệm vụ thiêng liêng này”.

Ngọn lửa chính nghĩa

Khi chiếc Austin vừa trờ tới ngã tư Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt, tài xế dừng lại và ra mở nắp máy xe để đánh lừa cảnh sát. Phía sau, Bồ tát Thích Quảng Đức khoan thai bước xuống xe, chắp tay xá bốn phương, rồi tĩnh tại ngồi kiết già trên đường, mặt quay về hướng tây, miệng lâm râm niệm Phật. Bồ tát lấy bật lửa trong người ra để châm lửa, nhưng có lẽ đá lửa bị ngộp xăng lúc rưới vào người nên không cháy. Hòa thượng Đức Nghiệp phải đưa cho ngài một bao diêm. 

Lúc đó, một nhà sư đứng gần cũng giúp Bồ tát Thích Quảng Đức rưới xăng còn thừa trong chiếc can nhựa mang xuống từ trên xe lên người ngài.

Mọi việc diễn ra nhanh chóng để cảnh sát đặc biệt chống biểu tình không kịp phản ứng. Khi bàn tay Bồ tát Thích Quảng Đức vừa thả que diêm xuống, ngọn lửa bùng lên rừng rực như bó đuốc khổng lồ bao quanh bồ tát. Nhưng ngài vẫn tĩnh tại ngồi kiết già, tay chắp trước ngực, gương mặt không lộ chút nét đau đớn.
Tăng ni, phật tử bao quanh ngài. Người lâm râm tụng kinh, người hô to khẩu hiệu chống chính quyền. Nhiều người, kể cả một số cảnh sát chống biểu tình đã quỵ xuống khóc và lạy bồ tát đang vị pháp thiêu thân...

Kể lại cuộc tự thiêu này, nhân chứng phía bên kia là ông Nguyễn Văn Thông, mật vụ đặc trách theo dõi hoạt động Phật giáo thời đó, nhớ lại: “Tin tình báo gửi về cho biết sẽ có biểu tình lớn từ chùa Ấn Quang đến công trường Lam Sơn và sẽ có nhà sư mổ bụng. Sau này tôi mới biết đó là tin giả để đánh lạc hướng chuẩn bị trấn áp của cảnh sát”. 

Ông Thông kể sáng đó nhóm cảnh sát mật của mình gồm bốn người mặc thường phục đi trên một chiếc ôtô. Ông Thông phụ trách hình ảnh, một người viết báo cáo, người khác trực điện đài. Họ chuẩn bị bám theo các tăng ni đến công trường Lam Sơn (Nhà hát lớn TP ngày nay) và không biết gì về cuộc tự thiêu sắp diễn ra. 

Lúc đó, ông Thông còn là cộng tác viên của hãng Ảnh xã nên ngoài chiếc máy ảnh cảnh sát trang bị, ông luôn mang thêm chiếc máy ảnh riêng.

Khi chiếc xe Austin chở Bồ tát Thích Quảng Đức từ chùa Ấn Quang dừng lại ở ngã tư Lê Văn Duyệt - Phan Đình Phùng, tài xế bước xuống giả vờ sửa xe và nhóm cảnh sát chìm vẫn tưởng thật. Thậm chí khi Bồ tát Thích Quảng Đức bước xuống xe, ngồi kiết già trên đường, ông Thông vẫn không nghĩ ngài tự thiêu. Chỉ đến lúc thân ngài bốc cháy như ngọn đuốc ông Thông mới sững sờ. 

Theo phản xạ ông đưa máy ảnh lên chụp, nhưng tấm đầu tiên bị nhòe vì ông xúc động run tay. Đến tấm thứ hai ông lấy được nét. Đó cũng là tấm phim cuối cùng của chiếc máy ảnh riêng của ông. Ông liền sử dụng chiếc máy ảnh thứ hai được cảnh sát trang bị để chụp tiếp đến cảnh lửa tắt, bồ tát ngã xuống.

Theo ông Thông, có ít nhất ba người chụp được hình tự thiêu xúc động này là nhà báo Malcome Browne của Hãng thông tấn AP, một nhà sư và ông. Tuy nhiên, sau đó chỉ có hình của Malcome Browne lan truyền ra thế giới. Còn ông Thông phải nộp ảnh cho nha cảnh sát và lặng lẽ giấu đi mấy tấm khác vì lúc đó ông vẫn còn là nhân viên chính quyền nhà Ngô.

Năm nay đã 86 tuổi, ông Thông hồi tưởng chi tiết cuộc tự thiêu của Bồ tát Thích Quảng Đức: “Lửa bao trùm thân ngài nóng đến mức chiếc can để gần đó phải chảy ra, nhưng bồ tát vẫn tĩnh tại ngồi thiền, thản nhiên đón nhận cái chết. Đặc biệt, khi lửa gần tàn, thân đã cháy đen nhưng ngài vẫn gật đầu về hướng tây mấy lần như lạy Phật rồi mới bật ngửa ra chứ không ngã sấp xuống. 

Xe cứu hỏa, cảnh sát đổ đến. Các nhà sư nằm chặn trước bánh xe, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ cuộc vị pháp thiêu thân. Nhiều nhân vật chủ chốt của ngành cảnh sát chế độ Sài Gòn bấy giờ cũng có mặt nhưng chỉ đứng nhìn, không thể phản ứng được gì trước ngọn lửa chính nghĩa...”.

QUỐC VIỆT
_________________
Sự thật về cái gọi là “một nhà sư đã bị nướng sau khi chích thuốc mê” của bà Trần Lệ Xuân? Những người trong cuộc đã nói gì?

Kỳ tới: Sự thật sau một lời xuyên tạc


Hạnh phúc dễ tìm nhưng khó giữ...: Vị pháp thiêu thân của hòa thượng Thích Quảng Đức P2

Hạnh phúc dễ tìm nhưng khó giữ...: Vị pháp thiêu thân của hòa thượng Thích Quảng Đức P2

Vị pháp thiêu thân của hòa thượng Thích Quảng Đức P2

Trái tim bất tử - Kỳ 2: Một huyền thoại lặng lẽ

TT - Các đệ tử và những người từng được gặp Bồ tát Thích Quảng Đức đều kể rằng bồ tát có ánh mắt hiền từ, đôi khi phảng phất nét buồn trầm lặng. 

Không biết bồ tát lúc còn tại thế có nhìn thấy trước vận hạn Phật giáo thăng trầm và số kiếp tu hành của mình, nhưng hành động vị pháp thiêu thân của ngài đã làm rúng động trái tim con người và góp phần làm sụp đổ chính quyền độc tài nhà Ngô.

Chân dung Bồ tát Thích Quảng Đức lúc sinh thời - Ảnh tư liệu

Bậc chân tu

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng không phải ai cũng biết về cuộc đời tu hành lặng lẽ mà đầy huyền thoại của vị bồ tát đặc biệt này. Ngược thời gian năm Đinh Dậu, 1897, cậu bé Lâm Văn Tức chào đời ở thôn Hội Khánh, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. 

Năm lên 7 tuổi, ngài được người cậu ruột là thiền sư Như Đạt Giải Nghĩa Hoằng Thâm nhận làm con nuôi và đặt tên mới là Nguyễn Văn Khiết. Sau đó, ngài được cho xuất gia tu hành với pháp danh Thị Thủy, pháp tự Hạnh Pháp và pháp hiệu là Quảng Đức. Ngoài thiền sư Hoằng Thâm, Thích Quảng Đức còn tham học với thiền sư Thiện Tường và Phước Tường.

Năm 20 tuổi, Bồ tát Thích Quảng Đức thọ giới tỳ kheo và phát nguyện tịnh tu ở một ngọn núi Ninh Hòa. Sau đó, ngài hạ sơn để đi giảng pháp và xây dựng, trùng tu 31 ngôi chùa ở miền Trung, miền Nam VN. Lúc tu hành ở Khánh Hòa, ngài còn trẻ tuổi nhưng đã cống hiến rất nhiều cho Phật giáo địa phương. 

Các văn kiện còn lưu giữ ở những ngôi chùa vùng này đã kể lại câu chuyện chính Bồ tát Thích Quảng Đức là người đã xin phép và tổ chức thực hiện xây dựng, trùng tu nhiều ngôi chùa ở khu vực. Trong đó có ngôi chùa Thiên Lộc được xây dựng trên một ngọn núi ở Ninh Hòa mà ngài từng nhập thất tịnh tu trước đó. Và cũng tại ngôi chùa này, vào khoảng năm 1935-1936, ngài đã đúc hai chiếc chuông lớn vẫn còn đến ngày nay.

Các tài liệu cũ cho thấy tính cách Bồ tát Thích Quảng Đức rất ngăn nắp. Những việc quan trọng như xin phép xây dựng, trùng tu chùa, hoạt động quyên góp của phật tử đều được bồ tát ghi chép lại rất cẩn thận. Chính những tài liệu này về sau đã giải mã hoạt động phật sự nhiều công đức trong giai đoạn đầu tu hành của ngài ở quê nhà. Đặc biệt, sau khi rời Khánh Hòa, Bồ tát Thích Quảng Đức còn đi hành đạo và học thêm mấy năm bên Campuchia. 

Ngôi chùa cuối cùng mà ngài dừng chân tu hành trước khi tự thiêu là chùa Quán Thế Âm trên đường Nguyễn Huệ, Q.Phú Nhuận, Gia Định (nay là đường Thích Quảng Đức). Đây là một ngôi chùa được người dân địa phương lập từ năm 1920 để thờ Quan Thế Âm Bồ tát. Ngoài tên Quán Thế Âm tự, chùa còn được quen gọi là chùa Bạch Lô và chịu cảnh tiêu điều, lạnh lẽo hương khói trong những năm tháng nửa đầu thế kỷ 20 đầy biến động của đất nước.

Năm 1959, bước chân hoằng hóa của Bồ tát Thích Quảng Đức đã có duyên dừng chân lại ngôi chùa Quán Thế Âm. Và ngài đã bỏ ra rất nhiều tâm huyết, công sức sửa chữa lại chùa cho đến khi xảy ra sự đàn áp Phật giáo ngày càng nặng nề của chính quyền Ngô Đình Diệm. Ông Tống Hồ Cầm, lúc đó phụ trách hoạt động cư sĩ ở chùa Xá Lợi, đã nhiều lần gặp gỡ Bồ tát Thích Quảng Đức.

“Ngài sống trầm lặng, giản dị, nhưng cũng rất tinh tế, sâu sắc. Chỉ nhìn ánh mắt, ngài có thể biết tâm trạng người đó thế nào. Những lần gặp tôi, ngài hay vỗ vai, nhẹ nhàng hỏi thăm chuyện sức khỏe và chia sẻ nỗi niềm buồn vui...”- ông Tống Hồ Cầm vẫn xúc động nhớ chuyện xưa.

Chuẩn bị “đi xa”

“Những ngày gần giữa năm 1963, tình hình mâu thuẫn giữa Phật giáo và anh em nhà Ngô Đình Diệm ngày càng gay gắt. Chính quyền dùng lực lượng cảnh sát đặc biệt, quân đội và nhiều thủ đoạn dã man nhằm dập tắt phong trào đấu tranh của Phật giáo. Trong khi giới tăng ni, phật tử lại chủ trương đấu tranh bất bạo động...” - hòa thượng Thích Đức Nghiệp, trưởng Ban đối ngoại kiêm tổ chức của Ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáo lúc đó, xúc động nhớ lại.
Hòa thượng Đức Nghiệp kể sau cuộc tuyệt thực ở chùa Xá Lợi, Bồ tát Thích Quảng Đức (lúc đó là hòa thượng trụ trì chùa Quán Thế Âm) đã viết thư gửi đến Ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáo xin được vị pháp thiêu thân. Thư viết tay trên một tờ giấy nhỏ để dễ cất giấu mang đi trong tình hình chính quyền Ngô Đình Diệm đang ra sức theo dõi và đàn áp Phật giáo. Nội dung thư ghi rằng đạo pháp đang nguy khốn mà mình tuổi già sức mọn không làm gì được, nên nguyện thiêu thân mình để cầu đạo pháp trường tồn và hòa bình cho dân chúng...

Hòa thượng Đức Nghiệp tìm cách bí mật trình lá thư đặc biệt này lên Ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáo VN. Ngay sau đó, các vị lãnh đạo Phật giáo cấp cao đã họp khẩn cấp để xem xét. Cuối cùng, họ kết luận rất trân trọng nguyện vọng của Bồ tát Thích Quảng Đức, nhưng xét thấy tình hình chưa thật sự cần thiết nên tạm dừng lại. Sau này kể lại cuộc họp đặc biệt đó, hòa thượng Đức Nghiệp cho rằng: “Thật ra Ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáo VN lúc đó cũng lúng túng. Mọi người chưa từng thực hiện điều này”.

Trong lúc đó, các cuộc biểu tình của Phật giáo vẫn tiếp diễn. Đồng thời các cuộc đàn áp của chính quyền cũng ngày càng khốc liệt hơn. Trước ngày chùa Phật Bửu tự trên đường Cao Thắng, Sài Gòn làm lễ rước linh, cầu siêu cho các phật tử bị giết ở Huế, hòa thượng Đức Nghiệp đang ở chùa Ấn Quang thì được mời sang gấp chùa Xá Lợi để họp khẩn cấp. Hòa thượng phải đi trên ôtô kín đáo để tránh tai mắt cảnh sát.

Khi ông đến nơi đã thấy các thầy Tâm Châu, Thiện Hoa ngồi trầm tư ở phòng khách. Họ nói ngay: “Tình thế Phật giáo lâm nguy lắm rồi. Nhiều thầy ở Huế đã bị bắt. Lương thực, điện, nước ở một số chùa cũng bị cắt. Tin chính chính quyền bắn ra là các thầy phải đầu hàng hoặc sẽ bị bắt trục xuất vĩnh viễn ra nước ngoài. Nếu mình cứ rước linh, tuyệt thực để biểu tình thì không hiệu quả. Mọi người tính sao?”. Thầy Tâm Châu chợt nói: “Nhớ hôm trước thầy Thích Quảng Đức có nguyện vọng tự thiêu. Thầy Đức Nghiệp hỏi lại nếu thầy Quảng Đức vẫn đồng ý thì ngày mai thực hiện cùng cuộc rước linh ở Phật Bửu tự luôn”.

Hòa thượng Đức Nghiệp trả lời: “Con xin nhận lãnh trách nhiệm quan trọng này. Nếu không có gì trở ngại, con sẽ không gọi điện thoại để bảo đảm bí mật”. Ngay tối đó, hòa thượng Đức Nghiệp về gấp chùa Ấn Quang gặp Bồ tát Thích Quảng Đức mới tụng kinh Pháp Hoa xong. Hòa thượng Đức Nghiệp hỏi: “Thưa, hòa thượng còn giữ ý định tự thiêu như tâm thư đã gửi không?”. 

Bồ tát Quảng Đức liền chắp tay trả lời: “Mô Phật! Lúc nào con cũng xin sẵn sàng tự thiêu để cúng dường tam bảo và sự trường tồn của Phật giáo”. Hòa thượng Đức Nghiệp ứa nước mắt xúc động, gọi sư tăng bảo vệ cho Bồ tát Thích Quảng Đức và hỏi: “Thưa, hòa thượng có muốn nhắn nhủ gì nữa không?”. Bồ tát Quảng Đức trả lời: “Xin được gặp thầy Thiện Hoa để tạ ơn!”.

Hòa thượng Đức Nghiệp dặn dò: “Xin thầy đừng nói thêm gì về việc tự thiêu nhé!”. “Vâng, tôi sẽ chỉ nói lời tạm biệt để ngày mai đi xa” - Bồ tát Thích Quảng Đức chắp tay xá Phật, trả lời thanh thản. Ngoài chùa, bóng đêm vẫn dày đặc trong một thời cuộc đang hồi ngả nghiêng, loạn lạc...

QUỐC VIỆT
_________________
Khi ngọn lửa tự thiêu rừng rực bùng lên, Bồ tát Thích Quảng Đức vẫn tự tại ngồi kiết già, gương mặt không lộ chút đau đớn. Nhiều cảnh sát chống biểu tình cũng phải buông dùi cui, súng ống...


Thứ Tư, 2 tháng 6, 2010

Vị pháp thiêu thân của hòa thượng Thích Quảng Đức P1

Trái tim bất tử - Kỳ 1: Đêm trước tự thiêu

TT - Gần nửa thế kỷ trước, ngày 11-6-1963, ngọn lửa vị pháp thiêu thân của Bồ tát Thích Quảng Đức đã bùng lên. Ngọn lửa thiêng đó còn soi đường chính nghĩa cho những ai yêu chuộng công lý và hòa bình. 



Tuổi Trẻ đã tìm gặp chính nhân vật quan trọng đã tổ chức cuộc tự thiêu và cả nhân chứng phía bên kia là mật vụ đã theo dõi Bồ tát Thích Quảng Đức, để tường minh thêm cuộc “vị pháp thiêu thân” đặc biệt này.


Nhắc lại sự kiện Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu, hòa thượng Thích Đức Nghiệp vẫn xúc động như là câu chuyện ngày hôm qua. 

Từng đảm nhiệm chức vụ trưởng ban đối ngoại và điều hành của Ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáo Việt Nam, hòa thượng Thích Đức Nghiệp hiện là một trong ít nhân chứng tường tận giai đoạn lịch sử này. Đặc biệt, hòa thượng cũng chính là người trực tiếp giúp tổ chức vụ vị pháp thiêu thân thể theo tâm nguyện của Bồ tát Thích Quảng Đức.

Que diêm và biển lửa

Những năm đầu thập niên 1960, quan hệ giữa Phật giáo và chính quyền Ngô Đình Diệm đã âm ỉ căng thẳng. Đại lễ Phật đản năm 1963 trùng thời điểm khánh thành một nhà thờ lớn ở Quảng Trị. Tổng thống Diệm trên đường đi dự lễ khánh thành nhà thờ này thấy rất nhiều phật kỳ được treo trang trọng khắp Huế. 

Ngô Đình Diệm cau mày hỏi Quách Tòng Đức, đổng lý văn phòng phủ tổng thống, đi theo tháp tùng và được trả lời là cờ Phật giáo treo mừng Phật đản. Không cần đợi phải họp bàn, tổng thống Diệm hạ lệnh khẩn cấp cho Quách Tòng Đức với nội dung: gửi gấp công điện lệnh cho khắp nơi trên toàn quốc phải hạ cờ Phật giáo xuống, chỉ được treo trong phạm vi nhà chùa.

Mệnh lệnh này như một que diêm thảy vào lò than vốn đã âm ỉ nóng bỏng trong giới Phật giáo trước các chính sách kỳ thị tôn giáo của chính quyền anh em nhà Ngô. Hòa thượng Thích Đức Nghiệp xúc động kể: “Các cuộc đấu tranh của Phật giáo nhanh chóng liên tiếp bùng nổ. Nó khởi đầu ở Huế rồi lan rộng vào Sài Gòn và các tỉnh...”. 

Đỉnh điểm căng thẳng nhất là vụ nhiều phật tử bị giết chết và bị thương trước Đài phát thanh Huế trong đêm 8-5-1963. Trong đó ngoài các phật tử còn có người dân và trẻ em tụ tập trước đài phát thanh nghe ngóng tình hình thời sự từ Sài Gòn. Theo hòa thượng Thích Đức Nghiệp, thiếu tá Đặng Sỹ của chính quyền Ngô Đình Diệm là một trong những kẻ đã thực hiện vụ sát hại đẫm máu này!

Trước tình thế dầu sôi lửa bỏng, hòa thượng Tăng thống Thích Tịnh Khiết, hội chủ Tổng hội Phật giáo VN, đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp để ra bản tuyên ngôn năm điểm gửi đến phủ tổng thống Ngô Đình Diệm. Trong đó có các nội dung yêu cầu chính phủ phải thu hồi công điện triệt hạ phật kỳ, cho Phật giáo được hưởng chế độ đặc biệt như các hội truyền giáo khác được ghi trong đạo dụ số 10, cho tăng ni và phật tử được tự do truyền đạo, hành đạo. 

Đặc biệt, tuyên ngôn này cũng yêu cầu chính phủ chấm dứt tình trạng bắt bớ, khủng bố Phật giáo và nghiêm trị những kẻ chủ mưu sát hại phật tử ở Huế... Một Ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáo Việt Nam cũng được khẩn cấp thành lập. 

Sau đó, các hòa thượng Thiện Hoa, Tâm Châu, cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền đại diện ủy ban Phật giáo này được vào phủ tổng thống Ngô Đình Diệm nhưng vẫn không có kết quả. Phật giáo vẫn tiếp tục bị chính quyền đàn áp nặng nề.

Tăng ni phật tử biểu tình chống kỳ thị tôn giáo - Ảnh tư liệu

Không thể ngồi im

Một buổi sáng, hòa thượng Thích Đức Nghiệp (lúc đó là đại đức dạy học ở Trường Vạn Hạnh) được mời đến chùa Ấn Quang dùng cơm trưa với các hòa thượng Thích Tâm Châu, Thích Thiện Minh và Thích Thiện Hoa. Hòa thượng Thích Thiện Minh nói thẳng: “Tình hình Phật giáo căng thẳng lắm rồi. Chúng ta cần phải đấu tranh tích cực. Xin mời đại đức Thích Đức Nghiệp nhận lãnh trách nhiệm trưởng ban đối ngoại và tổ chức trong nội bộ để đấu tranh bảo vệ Phật giáo”. Hòa thượng Thích Đức Nghiệp cúi đầu, chắp tay xá mô phật.

Lúc này phong trào biểu tình của Phật giáo ngày càng nổ ra nhiều hơn. Ngày 21-5-1963, hòa thượng Thích Tịnh Khiết ra giáo lệnh phật tử toàn quốc tổ chức lễ cầu siêu cho nạn nhân bị sát hại ở Huế. Ở Sài Gòn, các cuộc rước linh, cầu siêu đã biến thành những cuộc biểu tình quy mô lớn. Hành trình biểu tình bắt đầu từ chùa Ấn Quang và kết thúc ở chùa Xá Lợi. Đoàn người biểu tình kéo dài cả cây số với những biểu ngữ nêu rõ các yêu cầu chính đáng của Phật giáo và đặc biệt là bản tuyên ngôn năm điểm.

Buổi tối trước ngày rước linh biểu tình, đô trưởng Sài Gòn - Chợ Lớn Nguyễn Phú Hải, đổng lý văn phòng phủ tổng thống Quách Tòng Đức và một vị quận trưởng tìm đến chùa Ấn Quang để ra lệnh ngưng biểu tình. Hòa thượng trị sự Thích Thiện Hòa cáo mệt, không tiếp khách. 

Đại đức Thích Đức Nghiệp cương quyết nói với đại diện chính quyền: “Hòa thượng bệnh không ra tiếp được. Nhưng một mình hòa thượng cũng không thể quyết định. Việc quan trọng này phải triệu tập đủ ban trị sự Phật giáo. Vậy chúng tôi xin gửi bản tuyên ngôn năm điểm của Phật giáo Việt Nam để trình ngài tổng thống”.
Ba vị đại diện chính quyền ngồi lì suốt từ 21g-0g vẫn không lay chuyển được các nhà sư nên hậm hực bỏ về. 6g sáng hôm sau, cuộc rước linh từ chùa Ấn Quang đã trở thành cuộc biểu tình rầm rộ đến 10g sáng mới kết thúc ở chùa Xá Lợi. 

Ông Nguyễn Văn Thông, cảnh sát đặc biệt đặc trách theo dõi hoạt động biểu tình lúc đó nhưng lại có thiện cảm với Phật giáo, kể chi tiết: “Sau cuộc rước linh đầu tiên, Phật giáo Sài Gòn tiếp tục tổ chức nhiều hình thức biểu tình khác và thu hút được sự tham gia của dân chúng. Trong đó có cuộc tuyệt thực của phật tử biến thành biểu tình rầm rộ ở trung tâm Sài Gòn”.

Sáng đó, các tăng ni xuất phát từ chùa Từ Nghiêm và Ấn Quang trên tám chiếc xe đò lớn đi qua các đường phố rồi tiến thẳng đến trung tâm Sài Gòn. Hòa thượng Đức Nghiệp tổ chức mỗi xe có hai nhà sư trong ban tổ chức ngồi cạnh tài xế để dẫn đường biểu tình và ngồi sau để trấn an tăng ni. Rất nhiều dân chúng và phật tử thành phố nhanh chóng hòa vào cuộc biểu tình...

Lực lượng cảnh sát được báo động toàn đô thành nhưng vẫn không dập được cuộc biểu tình. Cuối cùng, các tăng ni kết thúc biểu tình để về chùa Xá Lợi tiếp tục tuyệt thực. Trong số những người biểu tình bất bạo động này có Bồ tát Thích Quảng Đức. Trước thế cuộc ngả nghiêng, Phật giáo có nguy cơ tiêu vong, ngài đã âm thầm viết tâm thư nguyện được vị pháp thiêu thân...

QUỐC VIỆT