Cho tôi 01 từ khóa nào...

Linhanh's Liveshow

           - * - * - * - - * - * - * -

Chủ Nhật, 30 tháng 1, 2011

Thơ con ếch - Buồn

Em đừng buồn nhé em yêu


Lá xanh còn đỏ – trời chiều còn đen

… nữa là cuộc sống bon chen

… nữa là một chút chút tình duyên hững hờ



Hieuorion

Thứ Hai, 17 tháng 1, 2011

Những đứa trẻ mưu sinh lúc nửa đêm ở chợ đầu mối

Mặc cho cái lạnh giữa đêm khuya, cậu bé chừng 12 tuổi áo đẫm mồ hôi, ôm từng bao rau, củ quả… đặt lên trên chiếc xe cao gấp rưỡi thân người, luồn lách giữa chợ đông người.

Chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TP HCM), từ ngày hình thành, đã là nơi để hàng trăm con người bán sức lao động kiếm tiền. Trong đội quân bốc xếp hùng hậu tại nơi này có hàng chục em nhỏ 10 - 16 tuổi.
Hơn 12h đêm những ngày đầu tháng 1, tiếng động cơ, còi xe của những chuyến xe hàng container, xe tải tấp nập ra vào chợ, tiếng gọi nhau í ới của những người giao hàng phá tan màn đêm tĩnh lặng, báo hiệu một phiên chợ nhộn nhịp lúc nửa đêm. Giữa cái lạnh ấy, cậu bé Do (chừng 10 tuổi, quê Nghệ An) hì hục chất đầy những bao rau (hơn 5 kg) lên chiếc xe kéo. Thỉnh thoảng, cậu bé lấy tay gạt những giọt mồ hôi rơi lã chã trên gương mặt già trước tuổi.

Sau mỗi đêm kéo xe thuê, Do chỉ kiếm được vài chục ngàn đồng. Ảnh: Vĩnh Phú.
“Học hết lớp 5 thì cháu phải nghỉ học, nhà nghèo lại đông anh em các anh chị đều phải đi bán vé số hoặc đi làm thuê để kiếm tiền phụ ba mẹ, nhà cháu nghèo lắm”. Do vừa đẩy xe vừa nói.



Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2011

Trị giá hóa đơn bằng một ly sữa

Một cậu bé nghèo làm nghề bán hàng rong để kiếm tiền học. Một ngày nọ nhận thấy mình chỉ còn mỗi một hào mà bụng đang đói, cậu định bụng sẽ sang nhà kế bên xin một bữa ăn. Một phụ nữ đẹp ra mở cửa. Bối rối trước cuộc gặp gỡ không hẹn trước này thay vì ăn cậu xin uống. Người phụ nữ đoán ra cậu đang đói và mang đến cho cậu một ly sữa lớn. Cậu chầm chậm nhấp từng ngụm sữa rồi hỏi: "Cháu phải trả cho cô bao nhiêu ạ?"
Người phụ nữ trả lời: "Cháu không nợ cô cái gì cả. Mẹ cô đã dạy không bao giờ nhận tiền trả cho lòng tốt"
Cậu bé cảm kích đáp: "Cháu sẽ cám ơn cô từ sâu thẳm trái tim cháu.".
Khi ra đi cậu cảm thấy khoẻ khoắn hơn và niềm tin của cậu vào con người càng mãnh liệt hơn. Trước đó cậu gần như muốn đầu hàng trước số phận.
Nhiều năm sau đó người phụ nữ bị ốm nặng. Các bác sĩ địa phương đều bó tay. Họ chuyển bà đến một thành phố lớn và tiến sĩ Howard Kelly được mời đến tham vấn. Khi ông nghe tên thị trấn nơi người phụ nữ ở, một tia sáng ánh lên trong mắt ông. Ngay lập tức ông khoác áo choàng và đi tới phòng bênh người phụ nữ ở. 
Ông nhận ra được ngay ân nhân của mình năm xưa. Quay về phòng hội chuẩn, ông quyết định dốc hết sức để cứu bệnh nhân này. Và cuối cùng nỗ lực của ông đã được đền đáp.
Tiến sĩ Howard Kelly đề nghị phòng y vụ chuyển cho ông hoá đơn viện phí của ân nhân. Ông viết vài chữ bên lề của tờ hoá đơn và cho chuyển nó đến người phụ nữ. Bà nhìn tờ hoá đơn và biết rằng sẽ phải thanh toán nó hết đời mới xong. Bỗng nhiên có cái gì đó khiến bà chú ý và bà đọc những dòng chữ này:



"Trị giá hoá đơn bằng một ly sữa."

Ký tên: tiến sĩ Howard Kelly 

Hãy mở rộng trái tim với mọi người vì một ngày bạn sẽ cần người khác mở rộng trái tim dành cho mình. Do đó giúp đỡ người khác chính là mục tiêu để được sống hạnh phúc.

_ST_

Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2011

Mưa lòng..



Mưa rơi từng hạt mưa rơi...
Lòng ai có lạnh như tôi lúc này...


Lòng đầy tâm trạng rối bời, những tưởng sẽ viết được nhiều lắm, ấy vậy lại chẳng thể viết được gì là sao nhỉ? Em luôn muốn tìm được một lời giải đáp thực sự, nhưng khó quá. Tìm hoài, tìm hoài, bới vào cả những giấc mơ thường nhật, chen đến cả những điều đã qua, hạnh phúc có, hờn giận có, nhớ nhung có, .... thế mà vẫn là vô vọng... Giống như một con đường sâu xa tít, đi mãi mà chẳng bao giờ có thể tới,...

Mỗi câu nói vô tình ấy, đều khiến em thật đau. Vẫn biết rằng, chỉ là vô tình, vẫn hay rằng Người chỉ muốn chọc em, an ủi lòng thì vẫn luôn là vậy...phải không Người.?

Em chẳng biết thế nào là yêu, thế nào là nhớ. Có phải chăng, hình bóng Người luôn tồn tại trong tâm hồn, thật vui sướng - hạnh phúc khi bên Người, muốn quan tâm lo lắng cho Người, .... và còn biết đau khi Người hay "giả bộ" làm ngơ.... Thì đó là yêu, là nhớ....

Có những lúc em nhận ra rằng, Người ở gần bên em lắm, nhưng rồi có những lúc, Người ở xa em lắm. Vậy em phải làm sao đây Người???.... Làm sao để em luôn cảm thấy bình yên sau mỗi cơn sóng dữ trong lòng? Làm sao để Người cảm thấy, em luôn ở bên, hình bóng Người luôn sâu thẳm trong tâm hồn này....

Chỉ có Người, một mình M.O mà thôi. 

I miss you so, here around me, so many people, but yet so alone. I miss your lips, your lovely smile... And i miss you each day more and more.

Người vô thường của M.O




Thứ Năm, 13 tháng 1, 2011

Gây quỹ ủng hộ tiền xe về quê và quà mừng Tết cho các bạn khiếm thị tại cơ sở Bừng Sáng.

Hi all,

Nhóm Giọt Nắng xin gởi các bạn chương trình cuối năm gây quỹ ủng hộ tiền xe về quê và quà mừng Tết cho các bạn khiếm thị tại cơ sở  Bừng Sáng.


Chiều chạng vạng hoàng hôn, lò dò theo cầu thang hẹp, lúi húi trên căn gác nhỏ- ngôi nhà của mái ấm Bừng Sáng  hỏi chuyện cô bé mù đang học bài thì nghe tiếng đàn tranh réo rắt dưới nhà. Thì ra tiếng đàn tranh của em- cô bé mù không quen đang dạo bài Dạ Cổ Hoài Lang. Nghe bản nhạc danh tiếng này không biết bao lần, bao nơi, kể cả nơi sinh ra ông Cao Văn Lầu, nhưng đây là lần đầu tiên hắn được nghe tiếng đàn bài Dạ Cổ từ một cô bé khiếm thị, được xem đôi tay em tha thướt trên những phím đàn với nụ cười lúc nào cũng bẽn lẽn trên môi: em đàn dở lắm, anh chị nghe đừng cười em nghen.
Điệu hoài lang  vang  trong căn phòng nhỏ chiều cuối năm, giữa những xôn xao ồn ào phố thị. Ngoài kia là tiếng lào xào đỉ kiểu từ mấy chiếc tivi mở to, bên kìa là tiếng mấy bà nội trợ đang tụ tập chuyện vãn, sát bên nhà là đam trẻ con đang tụ tập chơi đùa láo xáo,  thỉnh thoảng là tiếng xa máy vù qua hẻm. Tiếng đàn cất lên, chen trong những âm thanh phố thị thường nhật như một chút thanh âm trong veo khiến người ta phải lắng tai nghe. Nghe mà lòng chùng. Đủ khiến gã trai sông hồ thành một gã giang hồ vặt “nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà”! Cô bé này ở mái ấm Bừng Sáng- nơi nuôi dạy các trẻ em khuyết tật khiếm thị. Em tên là Phượng, quê ở tỉnh Sông Bé (cũ). Nghe tiếng là cô bé này đàn hay của mái ấm Bừng Sáng, nên khi gặp, cô bạn đồng nghiệp đi cùng đã tranh thủ nhờ em đàn cho nghe. Em cười hiền khô đàn tiếp cho ku tí tui nghe bài Hồn Quê (tức Bài Ngợi Ca Quê Hương) của nhạc sĩ Thanh Sơn.
Hoàng hôn buông, trong con hẻm nhỏ ngoằn nguèo thông từ đường Nguyễn Tri Phương ra đường Vĩnh Viễn, Q.10, tiếng đàn em cứ chen trong những tiếng động lao xao thường nhật,   tấu khúc tình thương  mà nghe nao nao.
Hồn ngất ngây câu hò hát quê
Nghe như mùa xuân đang đợi ngày về
Nhịp cầu tre lắc lẻo bờ ao
Hàng dừa xanh gió chiều lao xao
Hát lên đi hát bài ca ngợi tình yêu bên nhau.
Rồi em xin phép được đi học vì đã trễ giờ. Gã tham lam mới tiếc rẻ giật mình vì rất muốn nghe được nghe đàn nữa. Và lò dò đi theo các em.
chúng dắt díu nhau đến nơi học. mai này, chẳng biết ai dắt díu được ai vào đời!...

Thứ Hai, 10 tháng 1, 2011

Cảnh báo: “Chùa” Tiên Phước 2 - Bình Tân - HCMC giả mạo lớp tình thương

Xây chùa giả, hốt bạc thật
“Sư cô” Nguyễn Thị Vân săm soi sữa hộp do nhà hảo tâm mang đến

Xây chùa giả, hốt bạc thật

Thứ Hai, ngày 10/01/2011, 07:22
(Tin tuc 24h) - Bằng việc xây lên một cái nhà, tự đặt tên “chùa Tiên Phước 2” rồi nhặt trẻ mồ côi về nuôi, vị “trụ trì” đã giàu lên nhanh chóng nhờ vào tiền đóng góp của bá tánh.
Tin TứcTin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày

Chúng tôi tìm đến “chùa” Tiên Phước 2 (số 6/52/1 tổ 33, khu phố 6, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân-TPHCM) vào một sáng chủ nhật. Cảm nhận đầu tiên về nơi này chính là sự... tiếp thị rất đỗi chuyên nghiệp của người “trụ trì”.
 
Từ Quốc lộ 1A vào đến “chùa” đoạn đường dài chưa đầy 500m nhưng có đến 4 tấm bảng chỉ dẫn, ghi “Chùa Tiên Phước 2, nuôi trẻ mồ côi, lớp học tình thương Hoa Sen”, tuy nhiên chữ “chùa” đã bị xóa mờ sau khi dư luận phản ứng vì biết đây là... chùa giả, chưa được Giáo hội Phật giáo công nhận.
 
Tiếp cận chùa... giả
 
Ở đoạn cuối con hẻm cụt, ngôi nhà 3 tầng được sơn màu vàng phía bên ngoài, có trang trí rồng, phù điêu và tượng Phật chính là nơi mà “trụ trì” Nguyễn Thị Vân tự đặt “chùa”, lập nơi nuôi trẻ mồ côi.
 
Tầng trệt là kho chứa hàng quà từ thiện, tầng 1 là phòng máy lạnh, nơi nghỉ của “trụ trì”, còn toàn bộ tầng 2 là nơi ăn, ở, sinh hoạt của 13 cháu bé nhiều lứa tuổi khác nhau.
Bé Nguyễn Thanh Hoa Sen (3 tuổi) mặt luôn nhăn nhó bởi trên trán có cục u xanh tím, trong khi bé Nguyễn Thanh Phương (3 tuổi) trông mặt khôi ngô, trắng trẻo nhưng trên đỉnh đầu phủ dày từng lớp vảy trắng vì bị nấm ăn, tóc rụng từng mảng.
 
Trên những chiếc giường có thanh chắn, các bé từ mới tập lật cho đến vài ba tuổi được đặt nằm chung, nhiều em cào cấu vào mặt nhau, thậm chí nằm đè lên tay trẻ sơ sinh. Dưới nền nhà, một bé lớn xô bé nhỏ ngã trên nền gạch làm em khóc thét...
Tình cờ tại đây, chúng tôi gặp nhóm khách đến thăm mang theo thùng sữa bột to tướng. Vừa khiêng lên đến lầu, họ liền khui ra, tháo các nắp nhựa và bóc hết tem trên các hộp sữa.
Xây chùa giả, hốt bạc thật, Tin tức trong ngày, tre mo coi, nha chua, chua Tien Phuoc, su co, nha hao tam, cong trinh tu thien
“Sư cô” Nguyễn Thị Vân săm soi sữa hộp do nhà hảo tâm mang đến trước ánh mắt thèm thuồng của các cháu
Chị Ng.T.H, một người trong nhóm, khẽ tiết lộ: “Đây là kinh nghiệm của bọn mình. Bóc như vậy mới hy vọng các cháu nhỏ được uống sữa, nếu để nguyên hộp thì bà ta kêu lái buôn vào bán lại hết”.
 
Theo phản ánh của nhiều người dân sống quanh khu vực, thường vào buổi tối cuối tuần, bà Vân gọi điện thoại kêu người của tiệm tạp hóa ở ngoài vào bán lại hết các loại sữa do những người làm từ thiện mang đến cho trẻ mồ côi. 
 
“Sư cô” quá giàu!
 
Đầu năm 2011, 57 phụ nữ là những bà mẹ trên diễn đàn Hội quán Những tấm lòng nhân ái cùng ký vào đơn gửi lên báo. Nội dung đơn phản ánh việc bà Nguyễn Thị Vân tại “chùa” Tiên Phước 2 lợi dụng 13 trẻ mồ côi, khuyết tật để kinh doanh lòng từ thiện.
 
Qua một thời gian dài bỏ nhiều tiền bạc, công sức gắn bó với cơ sở này để chăm sóc những đứa trẻ bất hạnh, rất nhiều nhà hảo tâm nhận ra bà Vân không phải là một nhà sư chân chính, nuôi trẻ mồ côi không phải vì lòng nhân mà để làm giàu cho bản thân.
Xây chùa giả, hốt bạc thật, Tin tức trong ngày, tre mo coi, nha chua, chua Tien Phuoc, su co, nha hao tam, cong trinh tu thien
“Chùa” Tiên Phước 2 được tiếp thị trên mạng internet...
Sửa sai hoặc giải tán!
Chiều 9-1, trao đổi với phóng viên, hòa thượng Thích Thiện Tánh, Phó Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TPHCM, cho biết xung quanh những thông tin không hay về chùa Tiên Phước 2, Thành hội đã can thiệp, tìm hướng giải quyết. Quan điểm của Thành hội là người đứng đầu chùa phải sửa sai hoặc giải tán mọi hoạt động núp dưới danh nghĩa nhà chùa, bởi chùa Tiên Phước 2 là ngôi chùa tự phát, mọi  hoạt động đều không xin phép Thành hội. Thành hội đã giao cho Ban Đại diện Phật giáo quận Bình Tân kết hợp với chính quyền giải quyết vụ việc, tuy nhiên đến nay Ban Đại diện Phật giáo quận vẫn chưa báo cáo kết quả về Thành hội.
Tiền, hàng đóng góp từ thiện cho nơi này rất nhiều nhưng bà Vân chỉ lo gom góp mua đất cất nhà, để các cháu bé sống trong cảnh thiếu thốn, bệnh tật. Tệ hại hơn, khi một số nhà hảo tâm, trong đó có lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ TPHCM, không cầm lòng trước bệnh tình của một cháu bé tên Hoa Quỳnh, đề nghị đưa cháu vào bệnh viện chữa bệnh thì luôn bị bà Vân cự tuyệt.
 
Chị T.L.P, thành viên diễn đàn Trái tim nhân ái, bức xúc: “Bà ta muốn các bé phải khổ, bệnh để dễ kêu gọi mạnh thường quân đóng góp. Hoa Quỳnh có triệu chứng bại não, toàn thân ghẻ lở, luôn được bà Vân đặt trong một cái nôi ở vị trí ngoài cùng để ai vào cũng thấy mà mủi lòng thương, quyên tiền”.
 
Theo tìm hiểu của chúng tôi, xuất thân từ một tỉnh ở miền Trung vào TPHCM với hai bàn tay trắng nhưng sau khoảng 10 năm “lập nghiệp” với việc nhận nuôi trẻ mồ côi, đến nay, ít nhất bà Vân đã tậu được một cụm 3 căn nhà cận kề nhau. Đối diện “chùa” là một tòa nhà 3 tầng khang trang đề bảng “Lớp học tình thương Hoa Sen”.
 
Cạnh đó là một tòa nhà 5 tầng đang xây dở trên khu đất bà Vân vừa mua với giá 500 triệu đồng, bên trên có tấm bạt thông báo “Công trình nhà trẻ mồ côi chùa Tiên Phước 2” kèm theo lời kêu gọi các nhà hảo tâm đóng góp xây dựng.
 
Hàng xóm bà Vân và những người từng làm thuê cho bà đều cho biết mặc dù đề bảng là “chùa Tiên Phước 2” nhưng ở đây hiếm khi có nhang khói và không thấy bóng dáng phật tử nào đến lễ chùa.
Nhiều sai phạm
Thanh tra Sở LĐ-TB-XH TPHCM phối hợp cơ quan chức năng địa phương vừa kiểm tra hoạt động tại “chùa” Tiên Phước 2.
 
Bước đầu đã xác định cơ sở này hoạt động tự phát vì không có giấy phép, điều kiện nuôi trẻ không bảo đảm, chi thu tài chính (nguồn tiền tài trợ) không rõ ràng...
 
Ngoài ra, còn có tình trạng vào ban đêm thường có người vào chở sữa do nhà hảo tâm mang đến cho trẻ mồ côi ra bên ngoài tiêu thụ, số lượng ban đầu bà Vân thừa nhận trước cơ quan chức năng là 148 thùng.
 
Theo bà Lại Thị Kim Lan, cán bộ Phòng LĐ-TB-XH quận Bình Tân, bà Vân đã lập hồ sơ xin cấp phép nuôi trẻ mồ côi nhưng không được chấp thuận vì điều kiện chưa bảo đảm.
 
Sắp tới, nếu Tiên Phước 2 vẫn hoạt động trong tình trạng này thì sẽ buộc giải thể, khi đó các em nhỏ tại đây được đưa về chăm sóc tại các trung tâm bảo trợ xã hội của Nhà nước trên địa bàn TP.
24H.COM.VN (Theo Người lao động)