Cho tôi 01 từ khóa nào...

Linhanh's Liveshow

           - * - * - * - - * - * - * -

Thứ Hai, 24 tháng 5, 2010

Thịt đỏ, thịt qua chế biến tăng nguy cơ bị tiểu đường


Thit do thit qua che bien tang nguy co bi tieu duongBạn không nên ăn nhiều các món ăn kiểu phương Tây trong đó có thịt đỏ và thịt đã qua chế biến. Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, những loại thực phẩm này có thể làm tăng khả năng bị tiểu đường type 2.
Để tìm hiểu về vấn đề này, các chuyên gia tại Đại học Sức khỏe cộng đồng Harvard (Boston, Mỹ) đã phân tích số liệu của gần 70.000 phụ nữ sau 14 năm theo dõi. Lúc bắt đầu công trình, tất cả đều không bị tiểu đường. Sau 14 năm, gần 2.700 người đã mắc tiểu đường type 2.
Kết quả phân tích cho thấy những người thường ăn các món ăn phương Tây như thịt rán, thịt nướng, xúc xích, thịt đỏ và những món thịt đã chế biến, ngũ cốc đã tinh chế như bột mì trắng, có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong vòng 14 năm cao hơn những người ít ăn các món này 50%.
Phân tích cụ thể khẩu phần ăn, các chuyên gia nhận thấy càng ăn nhiều thịt đỏ (thịt cừu, bò) và thịt đã chế biến, khả năng mắc bệnh càng cao. Chẳng hạn, nếu ăn thêm thịt đỏ một lần trong ngày thì nguy cơ mắc bệnh tăng 26%. Ăn thêm thịt đã chế biến một lần nữa tăng nguy cơ bị bệnh lên gần 40%.
Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy rằng những phụ nữ theo một chế độ ăn mà họ cho là "thận trọng" - nhiều rau quả, cá, bột mì chưa tinh chế, đậu - giảm được đáng kể nguy cơ. Chế độ ăn uống đó dường như đã đem lại tác dụng bảo vệ mạnh đối với các dạng tiểu đường có triệu chứng, vốn hay tiến triển hơn các dạng tiểu đường không triệu chứng.
"Có thể là khi các loại thức ăn giàu chất béo như thịt đỏ và thịt đã chế biến được nấu ở nhiệt độ cao, chúng sinh ra nhiều chất gây ra sự phát triển của bệnh tiểu đường. Trong khi đó, khẩu phần ăn "thận trọng" dường như làm chậm lại những biểu hiện ban đầu của bệnh cũng như quá tình tiến triển của nó", tiến sĩ Teresa T. Fung, trưởng nhóm, nhận định.
Một khả năng nữa cũng có thể lý giải cho kết quả này, Fung cho biết. Đó là những người ăn theo khẩu phần tương tự như khẩu phần kiểu "thận trọng" có hiểu biết cũng như quan tâm đến vấn đề sức khỏe và đi khám bệnh nhiều hơn. Vì thế, nếu có nguy cơ, họ sẽ được chẩn đoán ở thời điểm rất sớm (chưa có dấu hiệu mắc bệnh).
Việt Linh (theo Reuters)

I want to make u happy but it's impossible!

Em phải xa anh?!

Ngày nào ...
Em cũng phải suy nghĩ ...
Thật sự, quá mệt mỏi ...

Thêm 1 chút gì đó ... chán nản ...
Em muốn cứ mặc kệ nó ...
Để thời gian giải
quyết ...

Tình cảm mình ...

Nhưng ...
Em biết ...
Nếu em buông thả
nó ...

Tình cảm em dành cho anh ...
Sẽ ...
Phai mờ ...


Nhưng bây giờ ...
Em đã quá mệt ...
Em lại chẳng muốn làm anh buồn ... vì em ...
Thôi thì ..
Anh cứ nói thật lòng rằng
...

Em hok còn quan trọng nữa...
Cứ khiến cho anh cảm thấy chán nản đi ...

Cứ nói em vô tâm quá đi ...
Chẳng làm anh hạnh phúc được đi ...

Để em đau thật đau 1 lần ...
Rồi em sẽ để anh đi ...
Em sẽ làm như lời anh muốn ...
Cho anh đi tìm 1 vòng tay khác, ấm áp hơn ...

Sao cứ mãi cho em 1 chút hy vọng ...
Rồi cuối cùng ...
Anh ... làm mất hy vọng đó ...
Mà em đã mong đợi nó ...

Anh có còn yêu em như đã từng yêu ko ???
Anh có còn nhớ em như anh đã từng nhớ ko ???
Chỉ là đã từng thôi phải ko anh !!!
Chỉ
là cái quá khứ tồi tàn ...

Còn đọng lại thôi phải ko anh ???
Em muốn chấp nhận sự thật anh àh !!!
Đừng vì thương hại em
nha anh !!!

Đừng cứ bắt em sống ...
Trong sự hy vọng ảo huyền đó ...


Đừng bắt em hy vọng ...
Chờ đợi ...
Rồi lại thất vọng ...
Cứ cho em biết chẳng có kết quả đi ...

Có lẽ em sẽ ít đau hơn mà !!!
Sao ...
Hình bóng anh cứ mãi ở đây ...
Kỷ niệm về anh luôn theo em ...
Cứ bắt em ...

Phải buồn ...
Rồi lại ...

Buốt 1 chút ...
Anh giúp em ...
Chẳng còn thể [khóc] ...
Vì đau nữa ...
Quá quen rồi !!! Anh nhỉ ???

Anh đừng bận tâm gì cả ...
Tin quyết định của anh đi !!!

Tương lai anh ... quan trọng

hơn con người như em ...
Rồi em sẽ chờ ...

Nhưng nếu em chờ anh ... khiến anh khó chịu ...
Hãy lên tiếng anh nhé !!!

Rồi em sẽ đi ...
Chẳng phiền anh nữa ...
Mang tình yêu dành cho anh ...
Đến 1 nơi ... thật
xa ...

Chôn chặt vào tận đáy lòng mình ...
Chẳng để ai làm nó thức giấc ...

Nhưng xin anh hãy nhớ ...
Em vẫn còn yêu anh ... nhiều lắm ...
Và tình yêu đó là ... mãi mãi ...


P.s ...

Lâu rồi em cũng không cười thật vui vẻ ...
Lâu rồi em luôn cười 1 nụ cười xã giao ...
Lâu rồi em không còn là em ...
Và... cũng lâu rồi anh cũng chẳng để ý tới cảm xúc của em ...

....Anh đâu còn biết những lúc em buồn !
.... Anh cũng đâu còn biết những lúc em khóc !
.... Anh cũng đâu còn nghĩ tới em ..." em nghĩ thế "...!

.... Anh bỏ quên em ...
Và ... anh cũng đã quên lời anh hứa ...


Anh cũng chẳng có thời gian nói chuyện với em ...
Anh cũng không còn biết em nghĩ gì ...
Và... anh quên như thể chưa từng biết tới....


Anh đâu có biết lúc này em đang buồn? ...

Anh đâu có biết lúc này em
đang thất vọng? ...

Anh đâu có biết lúc này em đang rất mệt mỏi
và chán nản? ...

Anh đâu có biết tâm trạng của em lúc này
?...

Anh có biết đâu? ...............

Ừ, anh có biết đâu ...


Vì anh đâu còn quan tâm tới em, đâu cần biết em nghĩ gì... Những người bình thường cũng nhận ra em buồn, em không vui, nhưng... còn anh... thì không...

anh đã quên ... !
Anh quên lời anh
hứa .... !
Anh quên những gì đã qua .... !
Anh quên những gì đã có
... !
Và .... anh quên cả em ......!!


... Bởi vì em biết anh không còn là anh nữa
... Bởi em biết anh cũng chẳng còn quan tâm quá tới em nữa ...

... Bởi em biết
anh muốn tự do ...
... Và bởi vì ... em không còn cảm xúc để giận
nữa ...

... Quen quá rồi! Giờ chỉ học cách chấp nhận và thích nghi thôi ..

Em mệt rồi ...

Ừ, em sẽ học cách chấp nhận và thích nghi...!
Học cách sống vì mình...
Học cách yêu thương mình hơn....

Và...... học cách quên như anh đã quên....



I want to make u happy but it's impossible

Đối tượng nào dễ mắc bệnh tiểu đường?

Ngày nay, cùng với mức sống được nâng lên thì tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng. Tiểu đường không chỉ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho bản thân người bệnh mà còn ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của họ. Vậy ai là người dễ bị mắc bệnh này nhất?

Độ tuổi nào dễ mắc bệnh tiểu đường?

Tuổi trung bình của bệnh nhân tiểu đường type 2 (chiếm 90% số trường hợp mắc bệnh tiểu đường) vào khoảng 60–65 tuổi. Tỷ lệ bệnh bắt đầu gia tăng nhanh ở nhóm người > 45 tuổi; trên 65 tuổi: tỷ lệ mắc bệnh có thể tới 16% dân số chung. Gần một nửa số người mắc bệnh tiểu đường thuộc nhóm người trên 65 tuổi. Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới: ở người trên 70 tuổi tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 3 đến 4 lần so với tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường chung ở người lớn.

Tuy nhiên, với tốc độ phát triển cuộc sống hiện nay, ngày càng có nhiều người trẻ tuổi, thậm chí trẻ vị thành niên mắc bệnh tiểu đường type 2. Quan sát sự xuất hiện bệnh tiểu đường type 2 trong gia đình có tiền căn di truyền rõ ràng, người ta thấy rằng ở thế hệ thứ nhất thường mắc bệnh vào độ tuổi 60-70, đến thế hệ thứ 2 tuổi xuất hiện bệnh giảm xuống ở lứa tuổi 40-50 tuổi và ngày nay những người được chẩn đoán tiểu đường type 2 dưới 20 tuổi không còn là hiếm.

Nam hay nữ mắc bệnh tiểu đường nhiều hơn?

Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở 2 giới nam và nữ thay đổi tùy thuộc vào các vùng dân cư khác nhau. Ở Bắc Mỹ và Tây âu, tỷ lệ nam/nữ thường là 1/4. Ngay trong một quần thể nghiên cứu tỷ lệ nữ/nam mắc bệnh tiểu đường còn tùy thuộc vào tuổi, điều kiện sống. Ở các vùng đô thị Thái Bình Dương tỷ lệ nữ/nam là 3/1, trong khi ở Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ tỷ lệ ở cả 2 giới tương đương nhau. Ở Việt Nam, nữ giới mắc bệnh tiểu đường nhiều hơn nam giới và chiếm tới 2/3 số người bệnh tiểu đường. Ảnh hưởng của giới tính lên khả năng mắc bệnh bệnh tiểu đường diễn biến không theo quy luật, nó tùy thuộc vào chủng tộc, độ tuổi, điều kiện sống, mức độ béo phì.

Người dân ở vùng nào dễ mắc bệnh tiểu đường?

Có thể bạn chưa biết

Yếu tố địa dư ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh tiểu đường thực chất là sự thay đổi lối sống: ít vận động, ăn uống nhiều dẫn đến béo phì gây ra.
Các nghiên cứu tỷ lệ bệnh tiểu đường đều cho thấy rằng lối sống công nghiệp hiện đại ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mắc bệnh tiểu đường. Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tăng gấp 2-3 lần ở người sống trong nội thành so với người sống ở ngoại thành (theo các công bố nghiên cứu dịch tễ ở Tunisie, Úc, Puerto – Rico). Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường chiếm khoảng 4,4% người trên 16 tuổi sống trong nội thành Hà Nội, nhưng ở ngoại thành tỷ lệ mắc bệnh chỉ vào khoảng 1% (theo số liệu điều tra dịch tễ năm 2000). Với cùng một chủng tộc, dân tộc, về mặt nguyên tắc, yếu tố di truyền liên quan đến khả năng mắc bệnh tiểu đường là như nhau.

Song những nghiên cứu tỷ lệ tiểu đường ở những người di cư từ Nhật đến Hawai, từ châu Phi đến châu Mỹ cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở những người di cư này thường cao hơn 2 đến 3 lần, thậm chí hơn nữa so với cộng đồng người không di cư.

Yếu tố nào dễ gây bệnh tiểu đường?

Theo các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới, yếu tố nguy cơ mạnh mẽ nhất tác động lên khả năng mắc bệnh tiểu đường type 2 là béo phì. Tỷ lệ mắc béo phì trong cộng đồng dân cư và tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường type 2 luôn song hành bên nhau. Theo nghiên cứu Nurses Health Study trên 100.000 y tá trong vòng 14 năm liên tục thấy ngưỡng tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường với chỉ số BMI 22kg/m2, và nếu BMI tăng thêm 1kg/m2 sẽ làm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng thêm 25%, nếu BMI > 28kg/m2 nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các bệnh tim mạch tăng gấp 3 - 4 lần.
[BMI= cân nặng (kg) : (chiều cao)2 (m2)]

Béo bụng có gây bệnh tiểu đường?

Béo bụng còn được gọi là béo dạng nam là một thuật ngữ chỉ những người phân bố mỡ ở bụng, nội tạng và phần trên cơ thể chiếm tỷ trọng đáng kể. Béo bụng, ngay cả với những người cân nặng không thực sự xếp vào loại béo phì hoặc chỉ béo vừa phải (BMI < 25) là một yếu tố nguy cơ độc lập gây ra rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa đường. Sở dĩ béo dạng nam được coi là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ bệnh bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch vì mô mỡ nhiều ở bụng làm gia tăng nồng độ acid béo tự do, tăng triglyceride, tăng hiện tượng viêm và gây độc với tế bào bêta của tụy (lipotoxicity).

Một người được coi là béo bụng khi vòng bụng > 90cm đối với nam; > 80cm đối với nữ.

Trên đây là những nguy cơ dễ dẫn đến mắc bệnh tiểu đường, để phòng tránh bệnh, chúng ta cần duy trì cân nặng lý tưởng, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, hợp lý. Đối với những trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường cần theo dõi cụ thể và có chế độ ăn uống hợp lý nhằm ổn định đường huyết.

(Theo Tretoday)

Xin lỗi em - Kasim