Cho tôi 01 từ khóa nào...

Linhanh's Liveshow

           - * - * - * - - * - * - * -

Thứ Bảy, 5 tháng 6, 2010

Món ăn dinh dưỡng

Cách chữa bệnh bằng ăn uống là cách chữa cần thiết và quan trọng với người bệnh tiểu đường.

Để tăng tính đa dạng trong dinh dưỡng, chúng tôi giới thiệu một số thực đơn người bệnh tiểu đường nên dùng góp phần tăng hiệu quả điều trị bệnh. 

Giá đỗ xào: Giá đỗ xanh 500g đem xào với dầu thực vật, chút muối và gia vị, ăn trong các bữa ăn. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường, khát nước uống nhiều, gầy yếu, suy kiệt.
 
Khổ qua xào đậu phụ: Khổ qua 150g, đậu phụ 100g. Khổ qua bỏ ruột thái lát, dùng dầu xào to lửa cho chín tái, cho đậu phụ thái lát và ít muối gia vị, tiếp tục xào to lửa cho chín đều. Cho ăn ngày 1 lần. Dùng thường ngày cho bệnh nhân tiểu đường.
 
món ăn trị tiểu đường
 

Khổ qua xào thịt nạc: Cách làm tương tự, thay đậu phụ bằng thịt lợn nạc. Thực đơn này dùng cho các trường hợp chảy máu cam, tiểu đường, đau mắt đỏ...

Đậu đỏ hầm phổi dê: Phổi dê 1 lá, đậu đỏ 100g. Phổi dê thái lát, đậu đỏ, thêm nước muối, gia vị nấu nhừ. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường, tiểu ít, nước tiểu đỏ đục.

Sữa mạch môn ô mai: Mạch môn 20g, ô mai 12g, sắc kỹ lấy nước, bỏ bã, thêm sữa bò 30ml, khuấy lắc đều uống. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, khô miệng khó nuốt, nuốt đau, khát nước.

Nhựa mận vịt ngọc trúc: Ngọc trúc 50g, sa sâm 50g, vịt 1 con, hành tây 1 củ, gừng tươi 6g. Vịt làm sạch, nấu với sa sâm, ngọc trúc, đầu tiên đun lửa to cho chín, sau đun nhỏ lửa trong 1 giờ cho chín nhừ, vớt bỏ bã thuốc, cho gia vị. Dùng cho bệnh tiểu đường, bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày, suy nhược, táo bón.

Tim lợn tiềm ngọc trúc: Tim lợn 300g, ngọc trúc 30g, gừng tươi 5g, hành sống 5g. Ngọc trúc nấu lấy nước bỏ bã để sẵn. Tim lợn thái nhỏ, cho cùng nước gừng, hành, ớt tươi luộc chín, tiếp tục đổ tiếp nước ngọc trúc vào đun tiếp cho tim lợn chín nhừ. Thêm nước hàng, muối mắm, đường trắng, bột ngọt; đun tiếp tạo thành nước canh đặc; Đổ lên đĩa, đợi cho nguội và đông, đổ dầu vừng đã đun sôi và để nguội lên là được. Dùng cho các bệnh nhân có bệnh mạch vành, bệnh tim phổi, tiểu đường, lao phổi.

Vịt hầm sa sâm ngọc trúc: Vịt 1 con, sa sâm 50g, ngọc trúc 50g. Vịt làm sạch, cho cùng sa sâm, ngọc trúc, thêm nước hầm chín, bỏ bã thuốc, thêm gia vị. Dùng cho các trường hợp âm hư, miệng khô khát nước, táo bón, bệnh tiểu đường.

Bồ câu hầm hoài sơn ngọc trúc: Bồ câu 1 con, hoài sơn 30g, ngọc trúc 30g. Bồ câu làm sạch, cho cả hoài sơn, ngọc trúc vào nồi, thêm gia vị, nước sạch, hầm nhừ. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, khát nước uống nhiều, mệt mỏi, hồi hộp thở gấp.

Rùa hầm bắp nếp: Thịt rùa 200g, ngô nếp hoặc ngô tẻ 200g. Thịt rùa chặt nhỏ, ngô tẽ lấy hạt và để cả râu, thêm gia vị, nước sạch lượng thích hợp, hầm nhừ dạng canh xúp. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, tăng huyết áp.

Trai sò luộc: Sò biển (kể cả sò huyết) luộc chín, ăn với gia vị thường ngày. Tác dụng bổ âm thanh nhiệt, lợi tiểu tán kết. Dùng cho các trường hợp vàng da phù nề, sưng hạch, bướu cổ, khí hư, huyết trắng, bệnh tiểu đường.

Biển đậu mộc nhĩ tán: Mộc nhĩ 60g, biển đậu 60g tán bột. Mộc nhĩ, biển đậu sấy khô, tán thành bột. Mỗi lần uống 9g, ngày 2 - 3 lần. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường.

Thịt lợn hầm râu ngô: Thịt lợn nạc và râu ngô liều lượng thích hợp, hầm nhừ, thêm gia vị ăn. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường.

Râu ngô hầm ong non: Râu ngô 30g, ong non 120g, thêm nước nấu chín nhừ, thêm gia vị, cách ngày làm 1 lần. Dùng cho các bệnh nhân cao huyết áp, tiểu đường, viêm thận, viêm gan, viêm túi mật.

Nước sắc thỏ ty tử: Thỏ ty tử 60g. Sắc nước uống. Dùng giải khát cho bệnh nhân tiểu đường khát nước uống nhiều.

Nước bột đậu xanh: Đậu xanh 200g, thêm nước, nấu chín nhừ, lọc qua vải xô lấy nước uống sáng tối, mỗi lần 1 chén. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường...

Nước sắc khổ qua: Khổ qua 1 - 2 quả, tách bỏ ruột, thái lát, nấu sắc lấy nước uống. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, sốt cao mất nước, miệng khô, họng khát.
 
 
Theo TS. Nguyễn Đức Quang
SKDS
 
 

Những “khắc tinh” của bệnh tiểu đường

Tạp chí sức khoẻ Men’s Health vừa công bố những thực phẩm là “khắc tinh” của bệnh mắc tiểu đường.
 
Nhờ tác dụng gián tiếp của những loại thực phẩm này, bệnh tình có nguy cơ thuyên giảm và cơ thể có sức đề kháng tốt với bệnh tiểu đường.
 
1. Táo
alt
 
Nghiên cứu của các nhà khoa học Phần Lan cho thấy, tỷ lệ nam giới thường xuyên ăn táo và những thực phẩm chứa nhiều quercetin tử vong do mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch thấp hơn 20% so với những người mắc bệnh nhưng ít hoặc không thường xuyên ăn táo.
Quercetin chứa nhiều trong những thực phẩm: hành tây, cà chua, các loại rau xanh…

2. Nhục quế (vị thuốc Đông y) 

Trung tâm nghiên cứu Dinh dưỡng Mỹ phát hiện, ăn nhục quế thường xuyên và liên tục sẽ kích thích lượng đường trong máu nhanh chóng chuyển hoá thành năng lượng.
Họ đã tiến hành thực nghiệm trong suốt 40 ngày trên một nhóm tình nguyện viên. Kết quả cho thấy việc dùng nhục quế hằng ngày sẽ giúp đường huyết của người bệnh ổn định, đặc biệt là sau bữa ăn, lượng đường không tăng quá nhanh. Tình trạng tim mạch cũng được cải thiện rõ rệt.

3. Cam, quýt

alt

Cơ thể những người mắc tiểu đường thường thiếu vitamin C do đó cần thường xuyên bổ sung loại vitamin này. Tuy nhiên, nên hạn chế việc dùng những viên nén vitamin C để bồi bổ cơ thể mà nên tận dụng nguồn vitamin C có trong những thực phẩm tự nhiên như cam, quýt…

4. Cá biển 

Nguy cơ phát bệnh tim mạch ở những người mắc tiểu đường thường cao hơn gấp 3 lần so với những người bình thường. Do vậy, việc nạp nhiều thực phẩm chứa axit béo Omega-3 sẽ giúp ngừa nguy cơ tim mạch. Loại axit béo này có tác dụng làm giảm đáng kể lượng cholesterol có hại, thay vào đó là những cholesterol có lợi.

5. Thực phẩm nhiều chất xơ

Nghiên cứu của một trường đại học thuộc bang Texas, Mỹ, cho thấy, thường xuyên nạp khoảng 24-50g chất xơ mỗi ngày, lượng đường trong máu sẽ giảm rõ rệt.
Thực phẩm giàu chất xơ: trái cây, rau xanh, các loại họ đậu, gạo nếp, bánh mỳ, đại mạch… Đặc biệt là các loại họ đậu, chúng chứa hàm lượng chất béo thấp, ít calo, nhiều chất xơ và protein, do đó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim.

6. Trà xanh
alt

Nghiên cứu cho thấy, ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo, ít rau xanh, lười vận động đều là những nguyên nhân cơ thể dễ mắc các chứng viêm mãn tính, tạo cơ hội cho  bệnh tiểu đường và tim mạch gia tăng.
Trà xanh có chứa nhiều flavnoids có tác dụng hữu hiệu trong việc tiêu viêm, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Từ đó có tác dụng hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường và bệnh tim.

7. Thịt bò

Thịt bò (đặc biệt là thịt nạc) chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường trong máu, ngoài ra còn có tác dụng chống ung thư.
Các nhà khoa học Anh đã tiến hành thực nghiệm về tác dụng của thịt bò với bệnh tiểu đường trên 180 tình nguyện viên. Kết quả cho thấy, những người thường xuyên ăn thịt bò hoặc những thực phẩm giàu CLA sau một năm cân nặng có thể giảm khoảng 9%, nguy cơ mắc tiểu đường cũng giảm 40%.

8. Socola đen
alt

 Trường ĐH Tufts ở Boston, Mỹ đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện thấy, trong socola có chứa loại chất đặc biệt phần nào giúp ngăn ngừa và trị bệnh tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, sử dụng socola đen hợp lý cũng có tác dụng làm giảm huyết áp, giảm lượng cholesterol, cải thiện chức năng của huyết quản.

Theo Dantri/People