Cho tôi 01 từ khóa nào...

Linhanh's Liveshow

           - * - * - * - - * - * - * -

Thứ Bảy, 4 tháng 9, 2010

Điều trị đái tháo đường bằng insulin cần lưu ý những gì?

Bệnh nhân điều trị đái tháo đường (ĐTĐ) cần phải tiêm insulin để thay thế hoặc bổ sung thêm lượng insulin cho cơ thể. Khi tiêm insulin có cần chú ý đặc biệt gì không? Nếu thuốc gây tác dụng phụ, xử lý thế nào?

Insulin là gì?
Insulin là một chất có ảnh hưởng lớn trong việc điều trị bệnh ĐTĐ. Đây là chất do tuyến tụy tiết ra giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở mức an toàn cho cơ thể. Muốn có năng lượng để hoạt động, cơ thể cần có glucose. Khi glucose đi vào cơ thể sẽ tiết ra chất insulin thực hiện quá trình chuyển hóa năng lượng. Bệnh ĐTĐ có hai dạng: ĐTĐ type 1 (cơ thể tiết ít hay không đủ insulin), ĐTĐ type 2 (cơ thể không sử dụng được insulin, do tuyến tụy bị phá hủy). ĐTĐ là bệnh xảy ra không liên quan đến việc ăn quá nhiều đường. Nhờ có insulin mà đường huyết chúng ta không tăng quá mức.

Chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh do rối loạn chuyển hóa carbohydrate khi hormon insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao. ĐTĐ là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư... Trong quy trình điều trị bệnh ĐTĐ, chế độ dinh dưỡng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng
Trái cây tươi là món ăn cung cấp nhiều vitamin tốt cho người bệnh đái tháo đường.

Thuốc đái tháo đường týp 2 thế hệ mới: Ưu và nhược điểm

Khi một thuốc mới ra đời, khuynh hướng chung là đánh giá cao ưu điểm, chưa biết hay bỏ qua nhược điểm của thuốc đó. Thuốc đái tháo đường týp 2 thế hệ mới xuất hiện trong vòng 5 năm nay cũng tạo nên khuynh hướng như vậy. Vì vậy, việc đánh giá đúng mức hiệu lực, thận trọng với các tác dụng phụ của chúng là rất cần thiết.                                                    
Sau khi ăn, đường huyết tăng, niêm mạc tiêu hóa tiết ra incretin còn gọi GLP-1 (Glucagon-like peptide-1) làm tăng tiết insulin, giảm đường huyết. Như vậy GLP-1 có chức năng điều hòa, giảm đường huyết sau khi ăn. Trong khi đó, enzym DPP - 4 lại  ức chế GLP-1, làm mất hoạt tính kích thích tiết insulin, làm cho đường huyết  tăng.
Thuốc đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 thế hệ mới  có  tác dụng hoặc tương tự như GLP-1 hoặc ức chế enzym DPP-4 làm vững bền GLP-1 (làm giảm đường huyết sau  ăn).
 Cơ chế tác động của GLP-1.

Hướng mới trong điều trị bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa chất đường do hormon insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Đây là căn bệnh trầm trọng của thời đại vì ngày càng nhiều người mắc bệnh và việc chữa trị hết sức nan giải. Gần đây các công trình nghiên cứu ghép tế bào gốc để điều trị bệnh ĐTĐ đã mang lại một hy vọng mới rất sáng sủa.

Căn bệnh thời đại 


Bệnh ĐTĐ có hai thể chính: ĐTĐ loại 1 do tụy tạng không tiết insulin và loại 2 do tiết giảm insulin và đề kháng insulin.
ĐTĐ loại 1 (týp 1): có khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân ĐTĐ thuộc loại 1, phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (dưới 30 tuổi). Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh nếu không điều trị. Giai đoạn toàn phát có tình trạng thiếu insulin tuyệt đối gây tăng đường huyết và nhiễm ceton. Triệu chứng điển hình là đi tiểu nhiều, uống nhiều, đôi khi ăn nhiều, mờ mắt, dị cảm và sụt cân, trẻ em chậm phát triển và dễ bị nhiễm khuẩn.

Để duy trì đường huyết ổn định

Sự gia tăng lượng đường trong máu sẽ kéo theo nguy cơ bệnh đái tháo đường và tim mạch. Những bí quyết sau giúp bạn giữ được mức đường huyết ổn định.

Đi dạo 30 phút mỗi ngày

Nếu có thời gian ngồi xem một tập phim truyền hình Hàn Quốc, chắc chắn bạn có đủ thời gian để đi bộ. Việc tăng cường sự khỏe mạnh của cơ bắp sẽ giúp bạn hấp thu insulin tốt hơn và tiêu thụ nhiều hơn nguồn năng lượng từ đường glucose.
 Lấy máu thử đường huyết.

Một sinh viên không may mắn

26/08/2010 16:57 
Thu Thủy đang nằm trên giường bệnh - Ảnh: T.Q
Sắp tới ngày khai giảng năm học mới, thế nhưng con đường đến trường của Đặng Thị Thu Thủy, sinh viên năm 2 khoa Mỹ thuật công nghiệp, trường ĐH Kiến trúc TP.HCM đang ngày một xa.
Đêm 17.8, trong lúc phơi quần áo ở lầu 2 tại phòng trọ, Thủy đã sơ suất trượt chân ngã xuống mái tôn của nhà bên cạnh. Do ngôi nhà để lâu không có người ở, mái tôn bị mục nên Thủy bị rơi tiếp xuống lầu trệt. Nghe tiếng Thủy la, mọi người chạy đến rất đông nhưng đành đứng ngoài nhìn vì không có chìa khóa mở cửa. Phải sau 30 phút, mọi người mới phá được cửa để đưa Thủy đi bệnh viện.
Do ngã từ vị trí quá cao nên Thủy bị gãy xương chậu, nứt xương bả vai, 6 đốt xương sống (vùng lưng ngực) bị vỡ và dập. Hiện Thủy đang được điều trị tại Bệnh viện Trưng Vương. Thủy quê ở Bình Thuận, hoàn cảnh gia đình em rất khó khăn, ba mẹ em phải đi làm thuê để có tiền trang trải cuộc sống. Cô Nguyễn Thị Chiên, mẹ của Thủy lại bị bệnh suy tim nhưng không có tiền chữa trị nên đành sống chung với căn bệnh nguy hiểm này.
Ngồi bên ngoài phòng cấp cứu, mẹ Thủy nói: “Lúc đầu không ai cho tôi biết Thủy gặp nạn vì sợ tôi không chịu nổi cú sốc này, nhưng bệnh tình của Thủy nặng quá nên mọi người không nỡ giấu. Nhà không có tiền, hai vợ chồng mượn được mấy trăm ngàn của bà con để đi xe lên đây“. Nghĩ đến sự bất lực của mình trước khoản tiền lớn để chữa trị cho con, người mẹ khắc khổ lại khóc nấc lên. Chiều 18.7, hơn chục người bạn của Thủy đã đến xét nghiệm máu để giúp Thủy trong đợt mổ đầu tiên vào tuần này.
Thu Thủy rất ngoan và hiền, mọi người ở gần xóm trọ ai cũng quý mến. Ngoài thời gian đi học, Thủy tranh thủ đi làm tiếp tân ở các nhà hàng để có thêm tiền trang trải việc học. Đêm Thủy bị nạn, người dân quanh đó cũng thức trắng vì thương và lo lắng cho em.
Biết gia đình Thủy quá khó khăn, vợ chồng người cho thuê phòng trọ đã đi quyên góp người dân được hơn 9 triệu để lo chi phí chữa chạy cho em. Hiện gia đình Thủy rất cần sự quan tâm giúp đỡ của mọi người để em có thể được chữa trị kịp thời.
Thanh Quý

Phòng bệnh đái tháo đường và ngăn ngừa các biến chứng

Nội dung phòng bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) bao gồm nhiều vấn đề: phòng để không bị bệnh khi người ta có nguy cơ mắc bệnh, phòng để bệnh không tiến triển nhanh và phòng để giảm thiểu tối đa các biến chứng của bệnh nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Ý nghĩa của việc phòng bệnh trong ĐTĐ không kém phần quan trọng so với việc điều trị bệnh vì nó cũng là một phần của điều trị.
Phòng với người có nguy cơ mắc ĐTĐ
Việc phòng nguy cơ mắc ĐTĐ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng. Ngày nay, người ta đã biết ĐTĐ týp 2 có thể phòng ngừa được. Nhiều nhiên cứu cho thấy, nếu bệnh được phát hiện từ khi còn là yếu tố nguy cơ, người ta sử dụng chế độ ăn, chế độ luyện tập thì tỉ lệ bệnh ĐTĐ đã giảm xuống một cách đáng kể. Các yếu tố nguy cơ đó là: thừa cân béo phì, BMI (chỉ số trọng lượng cơ thể)  trên 23; tăng huyết áp vô căn; trong gia đình có người mắc bệnh ĐTĐ ở thế hệ F1; tiền sử có ĐTĐ thai nghén hoặc khi sinh con có cân nặng trên 4.000g; người 45 tuổi trở lên; người được chẩn đoán là có suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói hay rối loạn dung nạp glucose; người được chẩn đoán có rối loạn chuyển hóa lipid, đặc biệt khi có HDL - cholesterol thấp (dưới 0,9mmol/l) và tryglicerid máu cao (từ 2,2mmol/l trở lên); người gốc châu Á, Phi đến sống ở nước công nghiệp phát triển và/hoặc dân cư ở các nước đang có sự thay đổi nhanh chóng về lối sống như ít hoạt động thể lực, ăn thừa năng lượng...
Người béo phì có nguy cơ mắc đái tháo đường cao.
Người ta đặc biệt quan tâm đến trường hợp bị rối loạn dung nạp glucose, suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói, trong thực tế những bệnh nhân này đã có kèm theo rối loạn chuyển hóa lipid giống như người ĐTĐ týp 2, nhưng họ lại không biết mình mắc bệnh, không có biện pháp phòng chống và điều trị đúng, vì thế nguy cơ bệnh lý tim mạch ở họ thường cao.
Ở Việt Nam, trong khi chúng ta còn đang đặt trọng tâm vào việc chống suy dinh dưỡng do thiếu năng lượng, thiếu vi chất, thì vấn đề phòng chống béo phì cũng cần được suy nghĩ nghiêm túc bởi các lý do:
- Sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế xã hội kéo theo sự thay đổi về lối sống như ít hoạt động thể lực; thay đổi môi trường sống và làm việc; tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, thay đổi về phong cách ăn, uống...
- Các bậc cha mẹ ngày nay tập trung chăm sóc đến mức thái quá cho trẻ nhỏ. Đây cũng là lý do làm tỷ lệ béo phì ở trẻ nhỏ tăng lên nhanh chóng, nhất là ở các vùng đô thị.
- Sự kém hiểu biết về chế độ dinh dưỡng khoa học, đó là dinh dưỡng phải phù hợp với từng lứa tuổi, thậm chí phải phù hợp với từng cá nhân, từng giai đoạn của cuộc sống (nhất là thời kỳ còn là bào thai) cũng là một yếu tố làm tăng tỷ lệ bệnh.
Phòng bệnh với người đã bị mắc bệnh ĐTĐ
Với đối tượng này, mục đích của phòng bệnh là làm chậm sự tiến triển của bệnh và/hoặc làm giảm mức độ của các biến chứng. Vì thế quản lý bệnh tốt căn cứ theo những chỉ tiêu cụ thể cũng là biện pháp phòng bệnh tích cực.
Dự án quốc gia phòng chống bệnh đái tháo đường
BV Nội tiết TW

Lấy chồng có ''H''

Nghị lực của một tình yêu....
Khi thật lòng yêu ai đó, với một tình yêu trong sáng, không vụ lợi, bạn sẽ có đủ dũng khí và nghị lực để vượt qua rào cản, khó khăn của cuộc sống..


Đôi vợ chồng trẻ -  Ảnh: C.N
“Mình cưới nhau liền đi”, cô gái nói với giọng chắc nịch gần như ra lệnh khi hay tin người yêu bị nhiễm HIV. Chuyện tình đẹp như cổ tích đang được đôi vợ chồng trẻ ấy thêu dệt để mỗi ngày càng lung linh hơn.