Tôi biết một ông chủ doanh nghiệp có ba người con đều làm trong doanh nghiệp của ông. Trước khi giao cho họ một công việc nào đó dầu lớn hay bé ông đều buộc người con đó phải trình bày cho ông nghe kế sách của mình khi được nhận công việc.
Kế sách đơn giản chỉ gồm hai nội dung chính: mục tiêu đề ra và giải pháp hành động để đạt được mục tiêu đó. Việc nhỏ thì ông chỉ cần con nói miệng, việc lớn thì ông buộc chúng phải báo cáo bằng văn bản và phải bảo vệ thành công kế sách của mình trước phản biện của ông và có thể là của nhiều người. Ông đánh giá năng lực của các con, sau khi thực hiện công việc, dựa vào mức độ đạt được đến đâu so với kế sách đề ra. Ông cũng làm như vậy đối với các nhân viên giữ các vị trí quan trọng trong công ty.
Cách đây ba năm ông muốn nghỉ làm, giao trọng trách lại cho một trong ba đứa con. Ông yêu cầu cả ba người ấy viết nộp cho ông kế sách nếu như được giao làm lãnh đạo doanh nghiệp. Ông đọc kế sách rồi lần lượt đưa ra phản biện trong một hội đồng gồm các nhân viên cấp cao trong công ty, cuối cùng ông đã chọn được người con út thay thế ông. Sự chọn lựa của ông có vẻ đã đúng vì từ đó đến nay doanh nghiệp ấy càng ngày càng phát triển lớn mạnh dưới sự lèo lái của người con út.
Tôi hỏi ông học ở đâu cách dùng người như vậy, ông bảo: "Từ các tập đoàn đa quốc gia. Họ có hàng vạn nhân viên ở khắp thế giới, muốn đánh giá, xếp hạng ai đó thì không thể cảm tính chung chung được mà phải có ba-rem. Ba-rem thì dựa vào mức độ hoàn thành kế sách". Ông nói thêm: "Họ muốn đề bạt ai vào một cương vị nào đó thì đưa ra một số tiêu chuẩn cơ bản rồi thông báo công khai trong toàn công ty ai đủ những tiêu chuẩn đó thì cứ nộp kế sách lên để dự tuyển. Họ chọn ra những ai có kế sách hay nhất gọi lên cho bảo vệ trước hội đồng, người bảo vệ thành công nhất được chọn. Sau ba năm hoặc năm năm lên chức mà làm không đạt như kế sách đề ra thì a-lê-hấp bước xuống nhường chỗ cho người khác, chẳng có chi nặng nề hết. Công ty của tôi làm ăn hơn hai mươi năm nay cũng bắt chước y hệt như vậy nên hiếm khi sai lầm nhân sự và đứa nào lên chức, xuống chức gì cũng vui vẻ với tôi".
Tôi đem chuyện này kể lại cho một cậu em bà con cũng là chủ doanh nghiệp với mong muốn cậu ta rút ra được cái gì đó. Cậu nghe xong liền gạt phăng: "Chẳng có chi hay ho hết". Tôi hỏi: "Thế thì sách lược về nhân sự trong công ty cậu là gì?". "Sách lược của em là không sách lược gì ráo. Thằng nào biết điều, em thương em cho lên, thằng nào lí lắc em cho xéo".
Là một thường dân thấp bé nhưng cũng có chút "thất phu hữu trách" với nước nhà, nên tôi không khỏi không băn khoăn về sách lược nhân sự của Nhà nước ta. Thỉnh thoảng có thấy các quan chức của ta ra trước hội đồng dân cử các cấp để điều trần về những việc đã làm được hoặc chưa làm được, nhưng chưa thấy vị nào trước khi được nhậm chức phải ra trình bày kế sách để dựa vào đó hội đồng dân cử xem xét bầu chọn hay không.
Cách đây ba năm ông muốn nghỉ làm, giao trọng trách lại cho một trong ba đứa con. Ông yêu cầu cả ba người ấy viết nộp cho ông kế sách nếu như được giao làm lãnh đạo doanh nghiệp. Ông đọc kế sách rồi lần lượt đưa ra phản biện trong một hội đồng gồm các nhân viên cấp cao trong công ty, cuối cùng ông đã chọn được người con út thay thế ông. Sự chọn lựa của ông có vẻ đã đúng vì từ đó đến nay doanh nghiệp ấy càng ngày càng phát triển lớn mạnh dưới sự lèo lái của người con út.
Tôi hỏi ông học ở đâu cách dùng người như vậy, ông bảo: "Từ các tập đoàn đa quốc gia. Họ có hàng vạn nhân viên ở khắp thế giới, muốn đánh giá, xếp hạng ai đó thì không thể cảm tính chung chung được mà phải có ba-rem. Ba-rem thì dựa vào mức độ hoàn thành kế sách". Ông nói thêm: "Họ muốn đề bạt ai vào một cương vị nào đó thì đưa ra một số tiêu chuẩn cơ bản rồi thông báo công khai trong toàn công ty ai đủ những tiêu chuẩn đó thì cứ nộp kế sách lên để dự tuyển. Họ chọn ra những ai có kế sách hay nhất gọi lên cho bảo vệ trước hội đồng, người bảo vệ thành công nhất được chọn. Sau ba năm hoặc năm năm lên chức mà làm không đạt như kế sách đề ra thì a-lê-hấp bước xuống nhường chỗ cho người khác, chẳng có chi nặng nề hết. Công ty của tôi làm ăn hơn hai mươi năm nay cũng bắt chước y hệt như vậy nên hiếm khi sai lầm nhân sự và đứa nào lên chức, xuống chức gì cũng vui vẻ với tôi".
Tôi đem chuyện này kể lại cho một cậu em bà con cũng là chủ doanh nghiệp với mong muốn cậu ta rút ra được cái gì đó. Cậu nghe xong liền gạt phăng: "Chẳng có chi hay ho hết". Tôi hỏi: "Thế thì sách lược về nhân sự trong công ty cậu là gì?". "Sách lược của em là không sách lược gì ráo. Thằng nào biết điều, em thương em cho lên, thằng nào lí lắc em cho xéo".
Là một thường dân thấp bé nhưng cũng có chút "thất phu hữu trách" với nước nhà, nên tôi không khỏi không băn khoăn về sách lược nhân sự của Nhà nước ta. Thỉnh thoảng có thấy các quan chức của ta ra trước hội đồng dân cử các cấp để điều trần về những việc đã làm được hoặc chưa làm được, nhưng chưa thấy vị nào trước khi được nhậm chức phải ra trình bày kế sách để dựa vào đó hội đồng dân cử xem xét bầu chọn hay không.
Huỳnh Ngọc Chênh _thanhnien.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét